Công nghiệp [ Đăng ngày (31/12/2012) ]
Bình Định: Hướng tới sản xuất sạch hơn
Bình Định có khá nhiều khu công nghiệp (KCN), tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Hầu hết các KCN chưa có hệ thống xử lý chất thải hoàn chỉnh. Nhiều doanh nghiệp (DN) đã có ý thức về bảo vệ môi trường nhưng do khả năng tài chính, công nghệ, kỹ thuật hạn chế nên chưa triển khai được công tác này.

Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng SXSH vào hoạt động sản xuất
Ảnh: Cấn Dũng 

Ông Nguyễn Bá Tài - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Định (TTKC&TVPTCN) - cho biết: 2 năm qua, TTKC đã phối hợp với Hợp phần sản xuất sạch hơn (SXSH) trong CN (Bộ Công Thương) đầu tư gần 200 triệu đồng cho SXSH. Trong đó, 100 triệu đồng dành cho tập huấn và hội thảo về SXSH cho các cán bộ quản lý, DN, cơ sở sản xuất và các làng nghề; 100 triệu đồng thực hiện đánh giá nhanh SXSH cho 5 DN trên địa bàn.

TTKC còn tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch hành động SXSH trên địa bàn giai đoạn từ nay đến năm 2015; thành lập Văn phòng SXSH thuộc TTKC & TVPTCN…

Hoạt động trên đã giúp DN nhận thức rõ hơn khái niệm SXSH và thấy được lợi ích thiết thực. Ông Phạm Xuân Thủy - Giám đốc Công ty TNHH đá Bình Minh (KCN Phú Tài) - chia sẻ: Vừa qua, công ty đã đầu tư gần 2 tỉ đồng để triển khai các giải pháp nhằm từng bước áp dụng SXSH vào hoạt động của DN. Đây là giải pháp để DN đạt mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Thực tế, từ khi áp dụng SXSH trong CN, một số DN đã giảm trên 10% chi phí sản xuất, giảm 15-20% các chất thải ô nhiễm…

Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình SXSH trong CN tại Bình Định cũng gặp không ít khó khăn: Thiếu sự  quan tâm và cam kết của các cơ sở CN với chiến lược SXSH; thiếu các chuyên gia về SXSH; thiếu nguồn tài chính để đầu tư cho các công nghệ mới, sạch hơn. Đặc biệt, thiếu hệ thống quy định có tính chất pháp lý để khuyến khích DN hướng đến SXSH. Có DN bỏ ra hàng tỷ đồng đầu tư cho SXSH, trong khi các DN khác tự do xả chất thải ra môi trường chỉ bị xử phạt hành chính với số tiền rất nhỏ.

Theo ông Nguyễn Bá Tài, ứng dụng các giải pháp SXSH nhằm giảm ô nhiễm và tăng hiệu quả kinh tế tại các khu vực làng nghề là một trong những trọng tâm của hoạt động SXSH tại Bình Định trong năm 2013. TTKC & TVPTCN Bình Định sẽ lồng ghép kinh phí khuyến công tập trung áp dụng các giải pháp SXSH vào khu vực làng nghề, như làng nghề tinh bột sắn, làm bún, mạ sơn….

Để đạt được mục tiêu thực hiện chiến lược SXSH trong CN đến năm 2020, Bình Định phấn đấu đến năm 2015, 100% đơn vị sản xuất CN trong tỉnh được tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản về SXSH; trên 100 cơ sở sản xuất CN điển hình triển khai áp dụng chương trình SXSH.

Việt Anh
Theo Báo Công Thương Điện Tử (nthieu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ (Giai đoạn 2)
Nhờ thành công từ nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam do ThS. Trần Đức Vượng dẫn đầu đã phát triển các giống bạch đàn lai biến đổi gen với chiều dài sợi gỗ tăng lên đáng kể. Giai đoạn đầu của dự án (2011-2014) đã được nghiệm thu vào năm 2015 và được tiếp nối bằng giai đoạn hai từ 2017 đến 2020. Mục tiêu chính của nghiên cứu là làm chủ công nghệ chuyển gen trên cây bạch đàn và tạo ra các giống bạch đàn lai có chiều dài sợi gỗ tăng 10% so với đối chứng.






Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->