Tự nhiên [ Đăng ngày (26/12/2012) ]
Châu chấu có tai giống người
Các nhà khoa học Anh vừa phát hiện ra rằng chẳng những tai của các loài có xương sống mà tai của những con châu chấu cũng có hệ thống truyền âm tương tự.

Cấu tạo của tai châu chấu giống với tai người. 

Tai loài có vú, chẳng hạn người, gồm 3 phần: màng nhĩ, hệ xương tai (xương bàn đạp, xương búa, xương đe) và ốc tai trong, chứa đầy chất lỏng và những tế bào cảm giác. Xương tai truyền những dao động âm từ màng nhĩ đến chất lỏng của ốc tai.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Anh vừa phát hiện ra rằng chẳng những tai của các loài có xương sống mà tai của những con châu chấu cũng có hệ thống truyền âm tương tự. 

Ở các côn trùng nói chung, tai không nằm trên đầu mà ở dưới chân. Chúng cũng có màng nhĩ và những tế bào cảm giác nhưng người ta vẫn chưa hiểu các dao động âm truyền từ không khí đến chất lỏng ra sao. Thì ra châu chấu cũng có hệ xương tai giống như con người.

Hiện người ta chưa biết về cấu tạo này, vì chúng quá nhỏ và không còn nguyên vẹn khi mổ xẻ theo cách tiêu chuẩn của ngành côn trùng học. Các nhà khoa học nhận thấy chỉ có thể nghiên cứu nhờ phương pháp chụp cắt lớp với sự trợ giúp của máy tính, không cần phải cắt rời các mô của côn trùng.

Người ta đã phát hiện ra ở tai châu chấu có một hốc hình nón nằm trên màng nhĩ. Bên trong hốc này có chứa một chất lỏng, đi qua một tấm mô cứng như sừng quay trở về thành của màng nhĩ.

Tại chỗ tấm mô cứng tiếp giáp với thành hốc, nó chia ra làm hai, cả hai phần nối với nhau một cách linh hoạt, giống như một chiếc bản lề. Phần ngắn hơn, tiếp xúc với màng nhĩ, chuyển những dao động âm sang phần dài hơn, nằm ở bên trong hốc chứa một chất lỏng sánh như dầu. Thông qua chất lỏng này, các dao động được chuyển tới tế bào cảm giác.

Tất nhiên, hệ thống truyền những tín hiệu âm thanh ở châu chấu không hoàn thiện như ở các động vật có vú nên chúng không đạt được độ thính như ở các loài thú và con người. Tuy nhiên, đối với chúng độ thính của đôi tai không phải là điều quan trọng nhất trên con đường tiến hoá như ở các loài có xương sống và không xương sống.

Mặc dù giữa loài có vú và châu chấu sự khác biệt là rất lớn, nhưng về chuyện truyền những tín hiệu âm thanh chúng lại rất giống nhau.

Bảo Châu
Theo VietNamNet (nthieu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Sống chậm lại – yêu thương nhiều hơn
Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Trong guồng quay đó, mọi người đã có lúc bỏ lỡ những giá trị của cuộc sống thậm chí không còn chút khoảng lặng để chính mình được nghỉ ngơi rằng tại sao lại sống vội vã đến thế. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->