Tự nhiên [ Đăng ngày (22/12/2012) ]
Cuộc gặp với tiểu hành tinh Toutatics
Các nhà khoa học làm việc với ăng-ten Deep Space Network (Hệ thống thăm dò sâu vào không gian) rộng 230 feet (70m) của NASA tại Goldstone, California, đã thu được một chuỗi các bức hình dữ liệu ra-đa của một tiểu hành tinh dài 3 dặm (4.8 km) đã tới Trái Đất gần nhất vào 12/12/2012.

Các bức hình của tiều hành tinh có tên Toutatics đã được tổng hợp lại thành một bộ phim ngắn, có thể xem tại:

http://www.jpl.nasa.gov/video/index.php?id=1175

Các bức hình tạo nên bộ phim trên được tạo ra với dữ liệu lấy trong ngày 12 và 13/12/2012. Trong ngày 12/12, ngày Toutatics tới Trái Đất gần nhất, nó cách chúng ta khoảng 18 lần khoảng cách Mặt Trăng, 4,3 triệu dặm (6,9 triệu km) từ Trái Đất. Trong ngày 13/12, tiểu hành tinh này cách chúng ta khoảng 4,4 triệu dặm (7 triệu km) hoặc khoảng 18,2 lần khoảng cách Mặt Trăng.

Các bức hình dữ liệu thu được từ ra-đa về tiểu hành tinh này cho thấy nó là một vật thể kéo dài bất cân xứng với những chóp núi và có thể cả đỉnh nủi lửa. Cùng với những chi tiết này, các nhà khoa học còn nhìn thấy nhiều đốm sáng thú vị mà rất có thể là tầng địa chất ở bề mặt. Toutatics có một trạng thái quay rất chậm. Tiểu hành tinh này quay 1 vòng quanh trục của nó hết 5,4 ngày và tiến động (thay đổi hướng trục quay_ như một quả bóng nảy mỗi 7,4 ngày.

Quỹ đạo của Toutatics đã được xác định rõ. Lần tiếp theo Toutatics sẽ tới gần Trái Đất như thế này sẽ là vào tháng 11 năm 2069, khi tiểu hành tinh này sẽ cách chúng ta khoảng 7,7 lần khoảng cách Mặt Trăng, hay 1,8 triệu dặm (3 triệu km). Một nghiên cứu cho thấy rằng không có khả năng nào Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng trong suốt khoảng thời gian chuyển động của nó có thể được tính toán chuẩn xác, tức là trong khoảng 4 thế kỉ tới.

Các bức hình dữ liệu ra-đa này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về trạng thái quay của hành tinh nhỏ, và cũng sẽ giúp họ hiểu về cấu trúc bên trong của nó.

Độ phân giải của bức hình này là vào khoảng 12 feet (3,75 m) trên 1 pixel.

NASA dò, tìm và nghiên cứu các tiểu hành tinh và sao chổi tiến gần Trái Đất bằng các kính thiên văn cả trên mặt đất và trong không gian. Chương Trình Quan Sát Các Vật Thể Gần Trái Đất, thường được biết đến là “Spaceguard” (Bảo vệ vũ trụ) phát hiện ra các vật thể này, phân loại chúng vào các nhóm nhỏ và dõi theo quỹ đạo của chúng để xem có vật thể nào có thể gây nguy hiểm cho hành tinh của chúng ta.

Theo thienvanvietnam.org (tttham)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Sống chậm lại – yêu thương nhiều hơn
Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Trong guồng quay đó, mọi người đã có lúc bỏ lỡ những giá trị của cuộc sống thậm chí không còn chút khoảng lặng để chính mình được nghỉ ngơi rằng tại sao lại sống vội vã đến thế. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->