Quốc tế [ Đăng ngày (21/02/2011) ]
Đoàn doanh nghiệp Hà Lan sang làm việc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của Hà Lan
Đoàn doanh nghiệp Hà Lan đi Việt Nam (26/3 -2/4/2011 tại Thành phố Hà nội và Thành phố Hồ chí Minh) và cơ hội thị trường ngành hàng từ góc nhìn của Hà Lan

Các lãnh vực trọng điểm:

Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Hà Lan coi Việt Nam là thị trường trọng điểm. Các lãnh vực được lựa chọn trong chuyến đi này dựa trên cơ sở các mối các quan hệ hiện tại và phát triển tốt trong thời gian vừa qua mà các doanh nghiệp Hà Lan có thế mạnh. Trong các năm qua đầu tư chủ yếu tập trung  vào các sản phẩm nông nghiệp bền vững – các lãnh vực về nước- quản lý biển  và  nước sạch.

Tham vọng của Việt Nam muốn trở thành của ngõ của khu vực Đông Nam Á đã giúp Việt Nam và Hà Lan tự nhiên trở thành đối tác trong các lãnh vực hàng hải, trước hết là ngành vận tải và dịch vụ hậu cần.

Nỗ lực phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí ở Việt Nam, đã tạo  cơ hội cho ngành dầu khí nổi tiếng thế giới của Hà Lan; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân Hà Lan  trong việc cung cấp kiến thức, hàng hóa và dịch vụ. Chuyến đi lần này sẽ giúp các doanh nghiệp Hà Lan nắm bắt được những cơ hội này.

Hơn nữa Việt Nam còn nhận được nguồn vốn viện trợ phát triển từ cộng đồng thế giới, riêng năm 2011 là khoảng 8 tỷ đô la Mỹ. Nguồn vốn này phù hợp với mục tiêu đầu tư trong một số ngành mà Hà Lan có thế mạnh. Nếu có thể,  trong chuyến đi này các doanh nghiệp Hà Lan tham gia đoàn sẽ  thông báo kế hoạch tận dụng nguồn tài chính này và giới thiệu cụ thể với các tổ chức có liên quan như Ngân hàng thế giới và ngân hàng phát triển châu Á.

Cơ hội thị trường: lãnh vực về nước

Cơ hội thị trường lớn nhất cho các công ty kỹ thuật, các nhà cung cấp công nghệ và tư vấn quản lý trong lãnh vực quản lý biển, quản trị nguồn nước, mô hình và thiết kế cơ sở dữ liệu và sử lý nước thải, quản lý đồng bằng ven biển với trọng tâm về đê điều (ổn định đê điều, thiêt kế, giám sát và ổn định bề mặt đê) và thị trường cho các thiết bị và hệ thống đo đạc mà các công ty Hà Lan có thế mạnh.

Trong những năm qua chính phủ Hà Lan đã hỗ trợ Việt Nam đối phó với các vấn đề về nước. Vùng đồng bằng của Việt Nam là một trong năm khu vực trên thế giới sẽ phải  chịu ảnh hưởng  nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cựu chủ tịch Ủy ban Đồng bằng của Hà Lan – Ngài Cees Veerman với tư cách cá nhân và nhiều chuyên gia về nước của Hà Lan  đã tuyên bố rằng Hà Lan có  uy tín lớn trong lãnh vực về nước ở Việt Nam . Các công ty Hà Lan nên tận dụng uy tín đó. Đặc biệt trong chuyến đi này , sẽ diễn ra cuộc họp cấp cao giữa các chuyên gia về nước của Việt Nam và Hà Lan, cùng tham dự có Quốc vụ khanh Atsma và ngài Cees Veerman.

Lãnh vực công nông nghiệp

Lãnh vực nông nghiệp là lãnh vực đặc biệt quan trọng của Việt Nam, với khoảng 20% thu nhập từ nông nghiệp và hơn nửa dân số sống bằng nghề nông. Việt Nam cũng là nhà xuất khẩu lớn  các sản phẩm nông nghiệp, trong đó các mặt hàng gạo, hạt điều, cà phê và cá chiếm vị trí quan trọng. Các sản phẩm này thường có chất lượng chưa cao. Sáng kiến hiện nay của Hà Lan là tập trung vào việc nâng cao chất lượng và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm.

Uy tín ngày càng gia tăng của Hà Lan tại thị trường Việt Nam giúp cho các công ty Hà Lan phát triển kinh doanh  tại Việt Nam. Gia nhập WTO từ 11/1/2007 và các ưu đãi của chính phủ Việt Nam nhằm hiện đại hóa ngành nông nghiệp và trồng trọt, Việt Nam là thị trường phát triển cho ngành công nghệ  của Hà Lan như hạt giống và cây giống, cũng như công nghệ sau thu hoạch, thiết bị bảo quản, đóng gói, kho lạnh và đào tạo.

Do vị trí chiến lược của Việt Nam tại Đông nam Á, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành nơi xuất khẩu sang Nhật, Trung quốc và Hàn quốc. Bộ Nông nghiệp Viêt Nam trong những năm tới sẽ tập trung phát triển các cây trồng có giá trị cao và tiềm năng xuất khẩu lớn.

Ngoài ra, cơ hội cho ngành chăn nuôi tập trung (đặc biệt là nuôi lợn và gà) cũng rất lớn do nhu cầu của thị trường nội địa ngày càng lớn, thói quen tiêu dùng như các nước phương Tây gia tăng và nhận thức ngày càng  cao về an toàn thực phẩm.

Lãnh vực hàng hải:

Cơ hội thị trường trong lãnh vực phát triển cảng biển, đóng tàu và ngành công nghiệp cung cấp. Quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển vừa được Việt Nam phê duyệt nhằm đáp ứng được công suất tăng cao  hàng năm  của vận tải hàng hóa. Sự phát triển các cảng biển phải đi đôi với việc phát triển các cơ sở hạ tầng kết nối  khác như đường giao thông  dẫn tới các cảng, trung tâm dịch vụ tiếp vận, các thiết bị tại cảng. Ngắn hạn ưu tiên phát triển các cảng biển sâu theo tiêu chuẩn quốc tế có thể phục vụ được các tầu lớn có thể vào cảng lấy hàng. Tổng đầu tư cho các cảng biển đến năm 2020 dự kiến khoảng 19-23 tỷ đô la Mỹ.

Lãnh vực dầu và khí

Việt Nam là nước sản xuất dầu và khí. Lãnh vực dầu và khí là lãnh vực quan trọng nhất của Việt Nam, chiếm 28%tổng sản lượng quốc gia. Năm 2009, lần đầu tiên sản phẩm lọc dầu trong nước được sử dụng tại Việt Nam, điều này có nghĩa là không phải tất cả dầu thô của Việt Nam đều được xuất khẩu. Mục tiêu xây dựng một ngành công nghiệp chế biến dầu và khí là mục tiêu chiến lược của Việt Nam, ngành mà các doanh nghiệp của Hà Lan có thể đóng vai trò tích cực.

Với tham vọng trên, tổng mức đầu tư vào dầu khí ước khoảng 203 tỷ đô la Mỹ, trong đó  Petro Vietnam chiếm khoảng 40%. Cơ hội thị trường nằm trong lãnh vực thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn.

Vận chuyển và dịch vụ tiếp vận:

Đường bộ. đưỡng sắt và đường thủy nội địa ở Việt Nam còn rất kém phát triển và không đồng bộ với nhau. Điều này làm ngăn cản việc lưu thông hàng hóa và làm gia tăng các chi phí. Việt Nam nhân thức rất rõ ràng rằng nếu muốn đóng vai trò quan trọng là một quốc gia chung chuyển hàng hóa của Đông Nam Á thì chi phí dịch vụ tiếp vận phải giảm. Phát triển tốt ngành dịch vụ tiếp vận là rất quan trọng. Một lãnh vực khác nữa là  dịch vụ tiếp vận kho lạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao xuất khẩu hàng nông sản chế biến, một khu vực lý tưởng cho các doanh nghiệp Hà Lan.

Việc hợp tác  chặt chẽ giữa phòng  thương mại Rotterdam và phòng thương mại Amsterdam tổ chức chuyến đi nhằm mục đích cung cấp dịch vụ, kiến thức và đào tạo, công nghệ, hệ thống thông minh cho  dịch vụ tiếp vận và vận chuyển đa phương tiện, trong đó bao gồm cả hải quan, kho hàng, quản lý chuỗi cung ứng và hệ thống quản lý vận tải.

(Nguồn tin của Hiệp hội doanh nghiệp Hà lan tại Việt nam

Các doanh nghiệp quan tâm đề nghị liên hệ với phòng Kinh tế Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam

Địa chỉ : Tòa văn phòng Daeha tầng 6

360 Kim Mã Ba Đình , Hà nội, Việt Nam

Tel : (+84)(0)4 3831 56 50

Hoặc lãnh sự quán Hà Lan tại Thành phố Hồ chí Minh

SaigonTower, suite 901 29 Le Duan Boulevard
District 1, Ho Chi Minh City
Tel.: + 84 8 38235932
Fax: + 84 8 38235934 or + 84 8 38241402
Email: hcm@minbuza.nl

Thương Vụ Việt Nam tại Hà Lan
Theo http://www.ttnn.com (nnhanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->