Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hệ mặt trời trẻ nhất đang hình thành chưa được khám phá: Ngôi sao sơ sinh được bao quanh bởi một đĩa bụi và khí xoay cách hơn 450 năm ánh sáng từ Trái đất trong chòm sao Kim Ngưu.
Ngôi sao này hiện bằng khoảng một phần năm khối lượng Mặt Trời, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, có khả năng ngôi sao này sẽ hút các vật chất từ môi trường xung quanh nó để cuối cùng cân xứng với khối lượng Mặt trời. Đĩa bụi khí bao quanh ngôi sao trẻ có khối lượng ít nhất đủ để tạo thành bảy sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta.
Ông John Tobin, thuộc Đài quan sát thiên văn quốc gia cho biết “Đối tượng rất trẻ này có tất cả các yếu tố của một hệ mặt trời đang hình thành. Tobin và các cộng sự đã sử dụng dãy sóng thiên văn dưới millimet (Array Submillimeter) và kết hợp với dãy sóng millimet để nghiên cứu các đối tượng không gian, được gọi là L1527 IRS, định vị tại một chùm sao gọi là Đám mây Kim Ngưu.
Hệ mặt trời mới ra đời không quá 300.000 năm tuổi, so với 4,6-tỷ năm của Mặt trời và các hành tinh của nó. Tobin giải thích: "Đối tượng này thậm chí có thể còn trẻ hơn, tùy thuộc vào tốc độ tích lũy khối lượng trong quá khứ".
Các ngôi sao trẻ là một trong những ví dụ gần gũi nhất của giai đoạn sớm nhất trong sự hình thành ngôi sao. Các nhà thiên văn học đã sử dụng đài quan sát sóng milimet để phát hiện cả bụi và khí CO (carbon monoxide) bao quanh đối tượng. Họ là những người quan sát đầu tiên đến kết luận rằng ngôi sao trẻ này được bao quanh bởi một đĩa các vật liệu (bụi, khí) xoay, và lần đầu tiên có thể đo khối lượng lõi sao của chính nó.
Bằng cách đo những thay đổi Doppler của sóng radio tạo ra từ khí CO trong đĩa bụi khí xoay này, đã có thể hiển thị tốc độ xoay trong những thay đổi của các đĩa bụi khí với khoảng cách của các vật liệu từ ngôi sao trong cùng một mô hình mà các tốc độ quỹ đạo của các hành tinh thay đổi theo khoảng cách tính từ Mặt Trời.
Mô hình này, được gọi là mô hình xoay theo quỹ đạo Kepler, "đánh dấu một trong những bước quan trọng đầu tiên hướng tới sự hình thành các hành tinh, bởi vì đĩa bụi khí xoay được hỗ trợ bởi quỹ đạo xoay riêng của mình, sẽ làm trung gian cho dòng chảy của vật liệu đến các tiền ngôi sao và cho phép quá trình hình thành hành tinh bắt đầu", ông Hsin-Fang Chiang thuộc trường Đại học Illinois và Viện Thiên văn học của Đại học Hawaii phát biểu.
Tobin cho rằng "Đây là tiền ngôi sao trẻ nhất được tìm thấy cho đến nay, cho thấy đặc tính của một đĩa bụi khí xoay xung quanh. Bằng nhiều cách khác nhau, hệ thống này trông giống hệ mặt trời của riêng chúng tôi quan sát được khi nó còn rất trẻ". Những quan sát trước đây từ Đài thiên văn Gemini đã để nghị một sự hiện diện của một đĩa xoay lớn xung quanh lõi sao. Đây là động cơ để Tobin và nhóm của ông tiếp tục quan sát bằng sóng milimet ở độ phân giải cao nhằm xác nhận sự hiện diện của đĩa xoay và đo tốc độ xoay của nó.
Các nhà thiên văn học đã được phê duyệt để nâng cao những khám phá của họ về L1527 IRS bằng những quan sát có độ chính xác cao với ALMA(Atacama Large Millimeter/submillimeter Array), một hệ thống kính thiên văn quốc tế sắp được đưa lên ở độ cao thuộc miền bắc Chile.
Tobin cũng cho biết thêm “Khả năng tiên tiến của ALMA sẽ cho phép chúng ta nghiên cứu nhiều đối tượng như vậy ở khoảng cách xa hơn. Với ALMA, chúng ta sẽ có thể tìm hiểu thêm về việc làm thế nào các đĩa xoay hình thành và những ngôi sao trẻ phát triển kích thước đầy đủ của chúng một cách nhanh chóng, và có thể biết nhiều hơn về các ngôi sao và hệ hành tinh bắt đầu cuộc sống của chúng như thế nào". |