Tự nhiên
[ Đăng ngày (25/11/2012) ]
|
Tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy chủng Aspergillus protuberus sinh tổng hợp enzyme chitinase được phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ
|
|
Nghiên cứu do tác giả Nguyễn Thị Hà, Khoa Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
|
Rừng ngập mặn Cần Giờ
Một trong những nguồn rác thải dồi dào ở rừng ngập mặn đó là các loại vỏ của động vật chân khớp ở biển như: tôm, cua, ghẹ… có thành phần chủ yếu là chitin. Chitin là chất khó phân hủy, có thể sử dụng nhiều biện pháp hóa lý khác nhau để phân hủy chitin nhưng chi phí rất cao. Một phương pháp sinh học được sử dụng là dùng enzyme chitinase để phân hủy chitin. Enzyme chitinase do vi sinh vật tổng hợp đặc biệt là do nấm sợi tổng hợp mới có hoạt tính cao, ổn định với nhiệt độ và pH.
Nấm Aspergillus protuberrus được phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh sau đó được chọn ra chủng có hoạt tính chitinase mạnh để sử dụng vào các thí nghiệm. Nhà nghiên cứu tiến hành xác định hoạt tính, pH và nhiệt độ tối ưu enzyme chitinase, đồng thời xác định các điều kiện nuôi cấy tối ưu cho sựu tăng trưởng và sinh tổng hợp enzyme của nấm sợi Aspergillus protuberus.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chủng nấm Aspergillus protuberus được phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ có khả năng sinh tổng hợp chitinase cao trên môi trường nuôi cấy bán rắn với hàm lượng chitin 15%, NaCl 0-2%, mật độ bào tử chủng vào môi trường 106 bào tử/g môi trường, độ ẩm ban đầu 80%, pH 5,5, nhiệt độ 300C trong thời gian nuôi cấy 48 giờ. Hoạt tính chitinase đạt được là 1,252U/g chất tươi cao gấp 2 lần so với trước khi tối ưu (0.660U/g chất tươi). Dịch enzyme được tách chiết từ sinh khối nấm mốc bằng nước cất có hoạt tính chitinase cao nhất ở nhiệt độ 550C và pH 5,0. |
Hanh Huynh
Theo Tạp chí Khoa học ĐHCT, số 22b-2012 |