Dinh dưỡng [ Đăng ngày (21/11/2012) ]
Công dụng của củ dong riềng
Dong riềng, còn gọi là khoai riềng, khoai đao, khương vu..., là một trong những loại cây được trồng phổ biến ở nông thôn nước ta. Trong những năm tháng khó khăn, cũng như ngô, khoai, sắn, củ dong riềng là thứ được dùng để thay thế cho lúa gạo bằng cách luộc ăn hoặc chế biến thành miến. Tuy nhiên, ít người biết rằng, từ xa xưa, dong riềng còn được dùng để làm thuốc.

 Cây và củ dong riềng. Ảnh: TL
Theo dược học cổ truyền, củ dong riềng vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, an thần và giáng áp, thường được dùng để chữa viêm gan vàng da, bệnh lỵ mạn tính, ho ra máu, huyết lậu (rong huyết), bạch đới (khí hư), kinh nguyệt không đều, ung nhọt... Theo sách Sinh thảo dược tínhbị yếu củ dong riềng có công dụng “thoái nhiệt độc, trị ung nhọt, lợi tiểu tiện”; sách Nam Ninh thị dược vật chí ghi rằng: dong riềng có khả năng thu liễm, trừ đàm, được dùng để chữa lỵ kinh niên, thổ huyết và các bệnh thần kinh; sách Tứ Xuyên trung dược chí viết: “Dong riềng bổ thận hư, trị huyết lậu, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, nhọt độc giai đoạn sưng nóng đỏ đau”. Cách dùng thông thường là sắc lấy nước uống, ăn củ dong riềng luộc hoặc giã nát đắp ngoài.

Ví như, để chữa rong kinh dùng củ dong riềng và hoa đỗ quyên (ánh sơn hồng) lượng vừa đủ hầm gà ăn; để chữa đau răng và khí hư dùng củ dong riềng và gạo nếp hầm gà ăn; để chữa trẻ em chướng bụng dùng lá, hoa dong riềng và kim tiền thảo lượng bằng nhau, giã nát, sao nóng rồi đắp lên bụng; để cầm máu vết thương do kim khí dùng hoa dong riềng 20g sắc uống; để chữa viêm gan vàng da dùng rễ dong riềng sắc uống; để chữa viêm tai chảy mủ dùng hạt dong riềng sấy khô tán bột rắc vào trong tai... Ở Ấn Độ, rễ dong riềng còn được dùng để làm ra mồ hôi, lợi tiểu, dùng để điều trị sốt và phù thũng.

Các nhà y học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu dùng rễ dong riềng điều trị bệnh viêm gan truyền nhiễm cấp tính bằng cách mỗi ngày lấy 100 - 150g rễ dong riềng tươi, thái vụn, sắc kỹ lấy nước, chia uống 2 lần sáng và chiều, 20 ngày là 1 liệu trình, trong thời gian dùng thuốc kiêng tôm cá và các thức ăn cay. Kết quả sơ bộ cho thấy, trên 63 bệnh nhân có 58 ca khỏi bệnh, 3 ca có chuyển biến tốt và 2 ca không đỡ, đạt hiệu quả 96,8%, trong đó khỏi bệnh sau 20 ngày là 34 ca, sau 30 ngày là 18 ca, sau 45 - 47 ngày là 6 ca. Một nghiên khác dùng dong riềng phối hợp với một số thảo dược khác chế thành thuốc viên điều trị cho 100 bệnh nhân cũng đạt kết quả rất tốt với 92 ca khỏi bệnh và 8 ca có chuyển biến rõ rệt.
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn
Theo Theo suckhoedoisong.vn(thkhanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tiêu điểm

4 triệu chứng chính của ung thư đại tràng
Bộ não bị lão hóa nhanh là do ảnh hưởng từ 64 gene
Ứng dụng di động hỗ trợ phục hồi chức năng liệt nửa người do đột quỵ
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Đại học Harvard công bố 4 loại trái cây giúp hỗ trợ sống 'trường thọ' nên ăn thường xuyên
AI có thể thay thế người thầy?
Ăn nhiều cá có thể giảm nguy cơ khuyết tật do đa xơ cứng
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
Can thiệp bào thai bằng Laser đốt thông nối mạch máu, giảm ối cứu sống thành công 2 trẻ song sinh cực non

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->