Cây thuốc vị thuốc [ Đăng ngày (04/10/2012) ]
Thực phẩm bổ máu
Sắt là thành phần chính trong các tế bào máu đỏ - vốn có chức năng vận chuyển oxy trong cơ thể. Do đó, sắt là khoáng chất có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình sống, bao gồm việc hô hấp và sự dẫn truyền của các nơron thần kinh ở não bộ.

Thiếu sắt sẽ thiếu máu

Trung bình trong cơ thể có khoảng 3-5g sắt, được sử dụng liên tục để duy trì hoạt động và tái tạo các tế bào mới. Cơ thể không đủ chất sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Triệu chứng của bệnh thiếu máu là mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, da xanh xao, cơ thể suy nhược, ốm yếu và năng lực hoạt động của não cũng suy yếu.

Tuy nhiên, bạn không nên bổ sung quá nhiều sắt cho cơ thể bởi. Chứng bệnh nhiễm sắc tố sắt (hay còn gọi là bệnh tồn trữ sắt) là do việc dư thừa sắt gây ra và tình trạng này cũng đòi hỏi phải được chữa trị kịp thời.

Liều lượng sắt hằng ngày

- Đối với trẻ em: từ 7-10mg

- Nam thanh niên: 13mg

- Nữ thanh niên: 16mg

- Phụ nữ trưởng thành: 16mg (18mg trong những ngày có kinh nguyệt)

- Phụ nữ mang thai: 30mg

- Phụ nữ đang cho con bú: 10mg

- Đàn ông trưởng thành: 9mg

- Người già: 9mg

Các nguồn thực phẩm cung cấp chất sắt

Hầu hết các loại thực phẩm đều có chứa sắt nhưng hàm lượng khác nhau. Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật giàu chất sắt nhất là: xúc xích (22mg/100g), thịt bò (3mg), thịt gia cầm (2 mg), động vật nhuyễn thể (4-8mg), cá có dầu (2,5mg) và lòng đỏ trứng (5,5mg).

Sắt còn được tìm thấy trong những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, đặc biệt là gạo thô nguyên cám (khoảng 4mg ở bột yến mạch thô, 9mg ở gạo và 2mg đối với bánh mì làm từ bột mì thô), các loại đậu (3,3mg đối với những loại đậu khô và 8mg ở đậu lăng tươi), rau xanh (2,7mg trong rau bó xôi và 2,5mg trong các loại rau có họ cải bắp).

Cần đa dạng thực phẩm

Cơ thể thường khó phân hủy lượng chất sắt được bổ sung từ thức ăn. Mức độ hấp thu chất sắt trong cơ thể tùy thuộc vào nguồn cung cấp chất sắt. Có hai loại chất sắt: heminic và non-heminic. Khoảng 25% chất sắt heminic sẽ được cơ thể hấp thu. Trong khi đó, cơ thể chỉ “tiêu thụ” được khoảng 5% chất sắt non-heminic (có trong rau xanh, trứng và các sản phẩm từ sữa). Đó là lý do tại sao bạn cần bổ sung sắt từ rất nhiều nguồn khác nhau để cơ thể tổng hợp được đủ lượng chất sắt theo nhu cầu.

Khả năng hấp thu chất sắt sẽ tăng lên nhờ sự trợ giúp của vitamin C. Tuy nhiên, chất tannin có trong trà, cà phê, rượu hay bia… có thể gây trở ngại cho việc tiêu thụ sắt. Do vậy, thịt đỏ chế biến cùng rau ngò tây, nước chanh tươi hay các loại động vật nhuyễn thể… sẽ là những sự kết hợp tuyệt vời.

Hồng Xuân
Theo phunuonline.com.vn (ntctu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Mẹo vặt  
 
 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->