Cỏ Vetiver
Vai trò của thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải đã được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Chúng có thể được trồng trong các kênh, mương thoát hoặc ao lắng chứa nước thải từ các ao nuôi cá tra thâm canh.
Lục bình (Eichhorina crassipes) và cỏ vetiver (Vetiver zizanioides) có khả năng phát triển sinh khối rất nhanh trong điều kiện tự nhiên. Đồng thời, hiệu quả xử lý nước có nồng độ dinh dưỡng cao của lục bình và cỏ vetiver đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với nguồn nước ô nhiễm đạm và lân hữu cơ do dư thừa thức ăn và chất thải trong ao nuôi cá tra thâm canh thì khả năng xử lý của lục bình và cỏ vetiver vẫn chưa được đánh giá.
Lục bình và cỏ vetiver được trồng 2 môi trường khác nhau để đánh giá khả năng xử lý N và P:
+ Môi trường nhân tạo (1): đầy đủ các thành phần khoáng, trong đó N khoáng hoặc P khoáng được thay thế bằng hợp chất hữu cơ N-Glycine hoặc P-Glucose 1-phosphate.
+ Môi trường nước thải được lấy trực tiếp từ áo nuôi cá tra (2)
Khả năng xử lý của lục bình và cỏ vetiver được đánh giá dựa vào tốc độ giảm N và P hữu cơ hòa tan theo thời gian.
Sau 1 tháng, kết quả cho thấy:
+ Ở môi trường (1): lục bình làm giảm 88% N và 100% P; tỉ lệ này đối với dùng cỏ vetiver là 85% N và 99% P.
+ Ở môi trường (2): trồng lục bình và cỏ vetiver giúp làm giảm gần như 100% lượng N và P hữu cơ.
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được lục bình và cỏ vetiver có khả năng làm giảm ô nhiễm đạm và lân hữu cơ hòa tan trong nước ao nuôi cá tra thâm canh.
|