Tự nhiên [ Đăng ngày (18/08/2012) ]
Tinh vân Tarantula qua ống kính Hubble
Hướng cái nhìn về phía tinh vân Tarantula, kính thiên văn không gian Hubble của NASA/ESA đã ghi lại được hình ảnh về vùng khí chính của tinh vân. Cấu trúc mỏng và sáng này là dấu hiệu của một môi trường giàu khí hydro ion hóa, được các nhà thiên văn gọi là H II.

Trên thực tế vùng này có màu đỏ khi quan sát, nhưng bộ lọc lấy cả ánh sáng biểu kiến và hồng ngoại đã tạo ra hình ảnh có cả màu xanh lá cây.

Những vùng này chứa những ngôi sao mới tạo thành, phát ra bức xạ tử ngoại rất mạnh làm ion hóa khí ở quanh chúng. Những đám mây này là thành phần cuối cùng còn lại sau quá trình tạo thành sao, và quá trình ion hóa sẽ đẩy chúng ra xa, để lại những quần sao như Pleiades.

Nằm trong Mây Magellan lớn (Large Magellanic Cloud/LMC), một trong các thiên hà láng giềng của chúng ta và cách Trái Đất khoảng 170.000 năm ánh sáng, tinh vân Tarantula là tinh vân sáng nhất được biết tới trong Cụm thiên hà địa phương.

Nó cũng là vùng tạo sao lớn nhất (đường kính 650 năm ánh sáng) và hoạt động mạnh nhất được biết tới trong cụm địa phương của chúng ta, chứa trong nó nhiều mây khí bụi và hai quần sao. Một hình ảnh gần đây do Hubble ghi lại cho thấy một phần lớn của tinh vân đã ngay lập tức được đưa vào cái nhìn về nó.

Quần sao trong trung tâm tinh vân Tarantula còn khá trẻ và rất sáng. Nó không nằm trong bức ảnh này mà chúng ta đang thấy nhưng độ sáng của nó chính là cái làm bức ảnh này sáng như vậy. Nó sáng tới mức nếu như nằm ở vị trí cách Trái Đất chỉ 1000 năm ánh sáng, nó sẽ đổ bóng lên hành tinh chúng ta.

Tinh vân Tarantula là kết quả của supernova gần nhất từng được phát hiện, supernova 1987A, khi đó nó đã có thể được nhìn thấy bằng mắt thường.

Theo http://thienvanvietnam.org (tttham)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Sống chậm lại – yêu thương nhiều hơn
Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Trong guồng quay đó, mọi người đã có lúc bỏ lỡ những giá trị của cuộc sống thậm chí không còn chút khoảng lặng để chính mình được nghỉ ngơi rằng tại sao lại sống vội vã đến thế. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->