Ấn tượng với máy làm lạnh bằng hơi nước
Là người Trung Quốc, không nói rành tiếng
Việt Nam nhưng ông Liu Yong, Giám đốc Công ty EBARA tại Việt Nam cũng cố gắng
giải thích cho chúng tôi hiểu về quy trình hoạt động của máy làm lạnh bằng hơi
nước. Ông Liu Yong nói, loại máy này có thể ứng dụng cho bất kỳ ngành công
nghiệp nào có sử dụng lò hơi, có ống khói thải hoặc sử dụng nước làm mát máy.
Theo đó, nước sau khi làm mát máy ở nhiệt
động khoảng 800C được thu lại rồi chuyển qua 2 công đoạn làm bay hơi. Sau đó,
được chuyển đến công đoạn làm lạnh chân không. Kết thúc công đoạn này sẽ sinh
ra hơi lạnh khoảng 70C.
Điều đáng nói là quy trình hoạt động của
máy làm lạnh này không sử dụng điện. Chỉ có sử dụng điện cho máy bơm để bơm
nước tuần hoàn về lại quy trình sản xuất. Việc áp dụng loại máy này sẽ cho phép
doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 98% nhu cầu sử dụng điện để làm lạnh.
Ngoài ra, loại máy làm lạnh này cũng có thể
ứng dụng với những ống khói thải. Thông thường tại những ống khói thải sinh
nhiệt rất cao. Chỉ cần quấn ống bên ngoài ống khói thải để thu hồi nhiệt thải
chuyển sang làm nóng nước. Rồi từ đó, quy trình làm lạnh lại bắt đầu và kết
thúc với nhiệt độ lạnh khoảng 70C.
Trên thực tế, công nghệ máy làm lạnh mới có
xuất xứ từ Nhật Bản này đã được ứng dụng tại nhiều nhà máy tại TPHCM, Đồng Nai.
Chi phí mỗi máy khoảng 30.000 USD (tùy công suất máy lắp đặt) nhưng chỉ trong
vòng khoảng 2 năm thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể thu hồi lại vốn.
Hấp dẫn với máy nước nóng năng lượng mặt trời
Một trong những sản phẩm bắt đầu quen thuộc
với người dân trong một năm lại đây là MNNNLMT. Tuy nhiên, tại hội chợ, khách
tham quan vẫn không khỏi ngạc nhiên khi có đến hàng trăm chủng loại máy của
nhiều công ty khác nhau được trưng bày.
Tùy vào mẫu mã, chất lượng, loại máy, thể tích nước mà giá cả MNNNLMT cũng rất
đa dạng, dao động từ 8 đến 15 triệu đồng/máy. Điều đáng tiếc là trong số tất cả
các MNNNLMT trưng bày tại hội chợ vẫn thiếu vắng những máy do Việt Nam sản xuất.
Phần lớn các máy đều được nhập khẩu hoặc nhập khẩu một phần thiết bị bao gồm
ống chân không, tấm hấp thu nhiệt từ Trung Quốc về lắp ráp trong nước.
Chỉ một số ít các máy được nhập khẩu nguyên sản phẩm từ Malaysia và Mỹ. Đại
diện Công ty TNHH Đất Quảng cho biết, cho đến nay công nghệ làm ống chân không
vẫn chưa hình thành và phát triển ở nước ta. Mặt khác, ống chân không sản xuất
tại Trung Quốc có giá thành thấp hơn so với nhiều nước khác. Điều này cũng lý
giải cho việc tại sao có nhiều công ty cùng bán MNNNLMT nhưng đều là máy hoặc
có thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc.
Chất lượng của máy như thế nào cũng là mối
quan tâm hàng đầu của khách tham quan. Về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Hiệp,
Chánh Văn phòng tiết kiệm năng lượng Bộ Công thương cho biết, phần lớn thiết bị
TKNL khi nhập khẩu phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng, do đó, có thể
tin tưởng vào chất lượng của các sản phẩm này.
Đèn Led: thừa người xem, thiếu người mua
Tại hội chợ, sản phẩm đèn Led và công nghệ
chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời cũng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của
khách tham quan. Ông Từ Trung Chấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Công
nghệ Nano phát sáng cho biết, nếu công nghệ đèn Led nhận được hưởng ứng của
người dân sẽ giải quyết đáng kể bài toán thiếu điện.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất hiện nay là giá thành của loại sản phẩm này đắt
gần như gấp đôi sản phẩm chiếu sáng bằng huỳnh quang nên sức tiêu thụ trên thị
trường rất hạn chế.
Riêng hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời thì chi phí còn cao hơn
nhiều. Vì vậy nếu không có chính sách khuyến khích tiêu dùng từ phía nhà nước
sẽ rất khó để sản phẩm trên có chỗ đứng trên thị trường.
Qua hội chợ sản phẩm TKNL kỳ này, có thể
nhận ra thị trường sản phẩm TKNL của chúng ta còn nhiều vấn đề phải bàn, như
chính sách kích cầu của Chính phủ đối với loại sản phẩm này, tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng sản phẩm chưa rõ ràng... Nước ta chưa có ngành công nghiệp TKNL.
Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thế nhưng từ chiến lược đến ban hành các
chính sách cụ thể là quãng đường khá xa. Và nếu các ban ngành liên quan không
nhanh chân bước thì ngành công nghiệp TKNL còn phải tiếp tục chờ và vấn đề đảm bảo
an ninh năng lượng vẫn là bài toán thiếu lời giải. |