Tự nhiên
[ Đăng ngày (29/04/2012) ]
|
Ô nhiễm Arsen trong nước mặt ở ĐBSCL
|
|
Nghiên cứu do các tác giả Bùi Thị Nga, Phạm Việt Nữ (Khoa Môi trường&TNTN) và Lê Văn Mười (Học viên cao học Khoa học Môi trường) trường Đại học Cần thơ thực hiện nhằm xác định mức độ ô nhiễm As ở các vùng sinh thái khác nhau.
|
Kết quả của đề tài cho thấy, As trong nước tăng dần từ sông rạch trong nội địa ra đến cửa sông và từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Tiền và sông Hậu. Tại vùng mặn giá trị trung bình cao gấp 4 lần so với quy chuẩn nước mặt ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT). Nồng độ As trong nước khác biệt có ý nghĩa ở vùng mặn so với vùng lợ và vùng ngọt với giá trị trung bình tương ứng là 49,47± 23,57 g.L-1; 8,51±7,79 g.L-1 và 1,48 ±1,26 g.L-1. Đề tài cũng tìm thấy có sự tương quan thuận giữa As trong nước với pH, EC và SS ở vùng mặn và tương quan thuận với EC, SS ở vùng lợ. Nồng độ As trong nước cao hơn có ý nghĩa ở vùng hạ nguồn so với thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu. cần có những biện pháp nghiên cứu giảm thiểu nồng độ As trong nước nhằm góp phần đảm bảo sức khỏe của người dân. |
nthieu
Theo Tạp chí Khoa học 2011:18b của Trường ĐHCT |