Tự nhiên [ Đăng ngày (25/04/2012) ]
Vi khuẩn kiểm soát nhiệt độ
Nhiều quy trình sản xuất phụ thuộc vào các vi sinh vật để thực hiện những chuyển đổi hóa học tinh tế hoặc để sản xuất các chất từ những vật liệu khởi đầu đơn giản. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgia đã tìm ra cách thức kiểm soát vi khuẩn ưa nhiệt nhờ sự thay đổi nhiệt độ: Vi khuẩn này tạo ra một sản phẩm ở nhiệt độ thấp chứ không phải ở nhiệt độ cao. Sự đổi mới này có thể tạo thuận lợi cho việc sử dụng các vi sinh vật để sản xuất các vật liệu cần thiết như các nhiên liệu sinh học.

Đây là lần đầu tiên sự thay đổi có mục tiêu của các vi khuẩn hyperthermophile (vi sinh vật chịu nhiệt độ cao) đã được hoàn thiện, mở ra triển vọng mới về việc biến đổi gen các vi sinh vật làm sản phẩm sinh học và tạo thành nhiên liệu sinh học.

Đầu tiên, Pyrococcus furiosus chịu nhiệt độ cao được cô lập từ các trầm tích biển nóng sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 100oC. P. furiosus là cổ khuẩn, đơn bào giống như vi khuẩn, nhưng chúng vượt trội về khả năng thực hiện nhiều quá trình mà các vi khuẩn thông thường không thực hiện được.

Giống như các vi khuẩn chịu nhiệt độ cao khác, các enzym của P furiosus ổn định ở nhiệt độ cao tạo thuận lợi cho nhiều quá trình công nghiệp, nên trở thành công cụ sử dụng hiệu quả trong công nghệ sinh học và sản xuất. Nhưng không phải tất cả các sản phẩm được sản xuất ở mức nhiệt cao. Một số enzym sẽ chỉ hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn. 

Trong nghiên cứu, các tác giả đã cấy gen của một sinh vật khác vào trong P.furiosus và kích thích nó sử dụng gen đó để tạo ra một sản phẩm mới chỉ bằng cách giảm nhiệt độ. Caldicellulosiruptor bescii, sinh vật cho gen, thích sinh trưởng ở nhiệt độ tương đối mát là 78oC, do đó lactate dehydrogenase, sản phẩm protein của gen này ổn định nhất ở mức tương đối thấp đó.

Các nhà khoa học đã cấy gen lactate dehyrogenase vào một vị trí chiến lược gần bộ phận điều chỉnh nhiệt độ chuyển đổi các gen xung quanh nó khi P furiosus ở ngoài mức nhiệt 72oC.

Về bản chất, điều này mang lại cho các nhà khoa học một “công tắc” kiểm soát sản xuất lactat: đặt vi khuẩn ở nhiệt độ 72oC để chuyển sang sản xuất lactat, phục hồi nó ở 100oC để “tắt”, sau đó ngăn chặn nhu cầu về tác nhân kích thích hóa học. Hơn nữa, do P.furiosus chủ yếu “đóng” ở mức nhiệt thấp này, nên việc sản xuất ra sản phẩm mới không gây cản trở quá trình trao đổi chất hoặc ngược lại.

Michael Adams, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Ban Hóa sinh và sinh học phân tử cho rằng vi khuẩn chịu nhiệt độ cao là lò phản ứng sinh học chứa các enzym lạ. P.furiosus chỉ cung cấp các đồng yếu tố và môi trường tế bào chất cho các enzym lạ được hoạt hóa. Điều này làm cho phản ứng sạch, có kiểm soát hơn. 

Theo http://www.vista.vn (tttham)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Sống chậm lại – yêu thương nhiều hơn
Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Trong guồng quay đó, mọi người đã có lúc bỏ lỡ những giá trị của cuộc sống thậm chí không còn chút khoảng lặng để chính mình được nghỉ ngơi rằng tại sao lại sống vội vã đến thế. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->