Môi trường [ Đăng ngày (22/02/2012) ]
Lọc nước sông thành nước sạch
Mùa lũ vừa qua, nước sạch đã không còn là nỗi lo của người dân tại ngã ba Lộ Tẻ (An Giang) nhờ một hệ thống lọc nước nhỏ gọn, do Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường (Viện Nhiệt đới) phối hợp với Quân khu 4 thực hiện.

Anh Phạm Công Minh, thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Trước đây, đã có hệ thống lọc nước sông hoặc biển thành nước sinh hoạt nhưng có trọng lượng và kích thước lớn. Đây là khó khăn của nhóm bởi yêu cầu đặt ra là một hệ thống nhỏ gọn, nhẹ nhàng, cơ động. Bằng sự sáng tạo và lắp ghép thông minh các bộ phận lọc nước có từ trước đó, nhóm đã nghĩ đến hệ thống lọc khô với các bánh đĩa được xếp song song đồng trục trong một ống thép. Với hệ thống này, nhóm gần như không cần đến bể lóng như các hệ thống trước đây. Với trọng lượng chỉ khoảng 600kg, hệ thống có tính cơ động rất cao”.

Cũng theo anh Minh, hệ thống có thể lọc nguồn nước sông, hồ, nước lũ, cả nước nhiễm phèn và nước lợ có độ mặn dưới hai phần nghìn (2‰) để cho ra chất lượng nước tốt như nhau. Thời gian lọc chỉ mất 5 phút sẽ cho ra nước sinh hoạt (nấu ăn, rửa, tắm giặt,...). Nếu có nhu cầu nước tinh khiết, thêm một lần lọc nữa thì uống được ngay trực tiếp. Hệ thống lọc nước có quy mô 3m3/giờ (đối với nước sinh hoạt) và 300 lít/giờ đối với nước tinh khiết (dùng để uống). Ca nô chở hệ thống lọc đi lại được trên vùng sông nước, cả trong vùng kênh nội đồng, nơi mức nước tối thiểu 0,8m, dễ dàng tiếp cận được với những vùng xa xôi để cung cấp nước sạch cho bộ đội và người dân.

Theo Đại tá, TS Trần Minh Chí, Viện trưởng Viện Nhiệt đới, chủ nhiệm đề tài cho biết, sau khi hoàn thành hệ thống và lắp đặt thử trên ca nô, nhóm nghiên cứu đã cho thử nghiệm lọc nước tại nhiều nơi như sông Sài Gòn khu vực xưởng đóng tàu Ba Son, khu vực Thủ Thiêm, Cần Thơ và đặc biệt là An Giang cho kết quả tốt. Tuy nhiên, hiện hệ thống chỉ được thiết kế phù hợp trên ca nô, bước tiếp theo nhóm sẽ cải tiến và thiết kế lại để có thể cơ động ngay trên đất liền.
thanhnien.com.vn (dtphong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->