Môi trường [ Đăng ngày (27/01/2012) ]
Dây chuyền lọc nước tinh khiết 500l/h
Thuyết minh công nghệ dây chuyền 500 l/h: Nước nguồn được dự trữ trong bể chứa (đủ lớn) Được bơm cấp 1 hút đưa vào:

+ Thiết bị xử lý kim loại nặng: ở đây dưới tác dụng của lớp vật liệu lọc cho phép loại bỏ các tạp chất, cặn lơ lửng đồng thời xử lý một phần hàm lượng sắt và Mn còn trong nước nguồn, đồng thời nhờ tính năng đặc biệt của hạt Cozoset tạo vị cho nước. Sau đó được đưa vào thiết bị lọc than hoạt tính

+Thiết bị xử lý Cacbon: Tại đây xảy ra quá trình hấp thụ các chất độc có trong nước đồng thời loại bỏ màu, mùi, vị và các chất oxy hóa, các chất hữu cơ có trong nước là thiết bị tiền xử lý bảo vệ vật liệu cho các thiết bị nối tiếp phía sau.

+ Thiết bị làm mềm nước: nước sau khi qua thiết bị xử lý than hoạt tính được đưa đến thiết bị xử lý mềm. Tại đây các thành phần làm cứng nước như Ca, Mg,…được giữ lại đồng thời một số các cation khác cũng được giữ lại. Vật liệu được xử lý sau một chu kỳ hoạt động sẽ bão hòa và được phục hồi lại trạng thái ban đầu bằng việc hoàn nguyên bởi van tự động. Nước sau khi làm mềm độ cứng < 17mg/lít là cơ sở vận hành màng lọc thẩm thấu ngược (RO).

+ Thiết bị lọc tinh: ở đây chúng tôi lựa chọn kích thước lọc 5 m cho phép loại bỏ hoàn toàn các thành phần lơ lửng, cặn có kích thước lớn hơn 5 m. Làm giảm độ dục do các cặn gây nên là cơ sở để vận hành màng lọc thẩm thấu ngược.

+ Thiết bị thẩm thấu ngược: Đây là thiết bị quan trọng nhất quyết định đến chất lượng nước thành phẩm. Tại đây dưới tác dụng của áp xuất thẩm thấu (được tạo ra bởi bơm cao áp) màng lọc thẩm thấu ngược loại bỏ các ion kim loại có trong nước đồng thời xử lý đến 90% các vi khuẩn có trong nước. Làm cho nước có độ tinh khiết cao. Chất lượng nước thành phẩm phụ thuộc vào áp xuất thẩm thấu và chất lượng nước sau khi qua các thiết bị tiền xử lý trước RO. Màng lọc RO chỉ vận hành đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất khi nước đi qua màng lọc phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Nước có độ cứng càng nhỏ càng tốt(< 17mg/l)
  • Không có các chất oxy hóa
  • Có độ trong càng lớn càng tốt và hạn chế vi khuẩn có trên màng vì khi dừng máy với thời gian lớn chính các vi khuẩn này sẽ làm hỏng màng. Đó là cơ sở để chúng tôi lựa chọn các thiết bị tiền xử lý cho RO như trên. Nước sau khi qua RO được đưa vào bể chứa nước thành phẩm.

+ Xử lý tiệt trùng cấp 1: Nước sau khi qua RO đảm bảo hoàn toàn về mặt lý hoá của nước được xử lý bằng OZONE. Dưới tác dụng của OZONE cho phép loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn còn lại ở trong nước đảm bảo tiệt trùng tuyệt đối cho nước thành phẩm. OZONE là công nghệ tiệt trùng an toàn và hiệu quả cao trong chế biến và xử lý cho thực phẩm và đồ uống.

+ Bể chứa nước thành phẩm: Dùng để chứa nước Qua RO và xử lý tiệt trùng cấp

+ Bơm cấp 2: Làm nhiệm vụ hút nước từ bể chứa thành phẩm đẩy qua hệ thống xử lý thanh trùng cấp 2.

+ Thiết bị xử lý thanh trùng cấp 2: được sử dụng bằng công nghệ tia UV cho phép xử lý các vi khuẩn trong nước mà không làm thay đổi chất lượng nước.

+ Thiết bị lọc xác khuẩn: Nước sau khi được xử lý OZONE, UV các vi khuẩn chết, xác của chúng được kết dính với nhau tạo thành các màng lơ lửng có kích thước trong bể chứa nước thành phẩm. Do vậy, trước khi đến điểm đóng thành phẩm được đưa qua thiết bị siêu lọc 0,2 m. Cho phép loại bỏ hoàn toàn các xác vi khuẩn này. Đảm bảo nước thành phẩm đạt chất lượng cao nhất.

Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng bình là sản phẩm được nhập khẩu và phân phối bởi công ty Toàn Á có nhiều chủng loại với nhiều tính năng vượt trội so với các sản phẩm khác trên thị trường: Vận hành êm ái, tiết kiệm nước do tỷ lệ nước thải thấp, thiết kế phù hợp với mọi nguồn nước, có khả năng nâng cấp công suất,...

Thông số kỹ thuật:

Năng suất sản xuất:                     500L/h

Công suất tiêu thụ:                      2,5Kw

Nguồn điện:                               220V – 50Hz

Số lượng màng Ro:                     02 chiếc

Bơm chính:                                Bơm trục đứng 1.5Kw(Italia)

Bơm chung chuyển:                    0.74Kw (Italia)

Cột lọc thô:                                Cột composite 1252, cát thạch anh, cát MN

Cột lọc than hoạt tính:                 Cột composite 1252, than hoạt tính

Cột trao đổi ION:                        Ccột composite 1252, hạt trao đổi ION

Hệ thống diệt khuẩn:                    Đèn UV  6 gallons/phút

Thời gian bảo hành:                     18 tháng

greenhouses.com.vn (dtphong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->