Tự nhiên [ Đăng ngày (26/01/2012) ]
Những màu sắc mới của tinh vân Helix
Kính thiên văn VISTA của đài quan sát Nam Âu (ESO) tại đài quan sát Paranal ở Chile đã chụp được một hình ảnh mới rất nổi bật về tinh vân Helix (NGC 7293). Bức ảnh này được chụp ở dải sóng hồng ngoại, làm lộ rõ những đám khí lạnh vốn không thể nhìn thấy và cho thấy một cái nền đầy sao và thiên hà.

Tinh vân Helix là một trong những tinh vân hành tinh gần nhất và điển hình nhất. Nó nằm trong vị trí của chòm sao Aquarius (Bảo Bình) và cách Trái Đất khoảng 700 năm ánh sáng. Thiên thể kì lạ này được tạo thành khi một ngôi sao giống như Mặt Trời đi đến giai đoạn cuối của đời nó, không còn đủ khả năng để giữ được những lớp ngoài cùng của mình, ngôi sao giải phóng khí ra xung quanh tạo thành tinh vân. Phần trong của ngôi sao trở thành một sao lun trắng, chính là điểm sáng màu xanh tại trung tâm bức ảnh.

Bản thân tinh vân là một vật thể phức tạp bao gồm cả bụi, các chất ion hóa và các phân tử khí tạo thành hình dạng như một bông hoa tuyệt đẹp sáng lên nhờ bức xạ tử ngoại từ ngôi sao trung tâm.

Vòng sáng chính của Helix có đường kính khoảng 2 năm ánh sáng, tức là một nửa khoảng cách từ Mặt Trời tới ngôi sao gần nhất. Tuy vậy, vật chất từ tinh vân phóng ra từ ngôi sao trải dài ít nhất là 4 năm ánh sáng. Điều này có thể được thấy rõ do những màu sắc tạo thành từ bức xạ hồng ngoài có thể thấy trong bức ảnh.

Mặc dù khó có thể nhìn thấy trực tiếp, ánh sáng từ các lớp bụi mỏng của tinh vân có thể được thu lại dễ dàng với những theiets bị thu tín hiệu đặc biệt của VISTA được thiết kế nhạy cảm với bước sóng hồng ngoại. Chiếc kính thiên văn 4,1 mét cũng thu được cả một mảng ấn tượng của nền sao và thiên hà.

Khả năng quan sát mạnh mẽ của kính VISTA cũng làm sáng tỏ cấu trúc bên trong những vành sáng của tinh vân. Bức xạ hồng ngoại cho thấy độ lạnh của các phân tử khí trong tinh vân. Những khối vật chất bức xạ từ trung tâm tinh vân thành những hình ảnh như pháo hoa trên bầu trời.

Mặc dù nhìn có vẻ nhỏ, nhưng những dải gồm phân tử hydro, được biết tới là các nút, có kích thước tương đương với Hệ Mặt Trời của chúng ta. Các phân tử trong đó có thể tồn tại qua những đợt bức xạ năng lượng cao từ ngôi sao chết do được bảo vệ bởi bụi và khí phân tử. Đến nay nguồn gốc của những nút này vẫn còn chưa có lời giải đáp.

Theo http://thienvanvietnam.org (tttham)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Sống chậm lại – yêu thương nhiều hơn
Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Trong guồng quay đó, mọi người đã có lúc bỏ lỡ những giá trị của cuộc sống thậm chí không còn chút khoảng lặng để chính mình được nghỉ ngơi rằng tại sao lại sống vội vã đến thế. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->