Môi trường [ Đăng ngày (01/12/2011) ]
Lò đốt chất thải công suất nhỏ
Xử lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại bằng phương pháp đốt là một trong những biện pháp hiện đang được chọn sử dụng vì thiết thực, giảm ô nhiễm môi trường.

Thực tế cho thấy trong quá trình vận hành năng lượng của khí thải lò đốt, thường có nhiệt độ rất cao (khoảng 1.0000C) nhưng chưa được tận dụng.

Việc bỏ qua nguồn năng lượng khá lớn này đã làm tăng đáng kể chi phí vận hành. Từ những hạn chế vừa nêu, nhóm các nhà khoa học ở Phòng Quá trình và Thiết bị thuộc Viện Công nghệ Hóa học TPHCM (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra được một mẫu lò đốt chất thải quy mô nhỏ (từ 3-5 kg/giờ hay từ 10-15 kg/mẻ) phù hợp với điều kiện sử dụng tại Việt Nam, cùng với giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng cho lò đốt chất thải, theo tính toán chi phí năng lượng có thể giảm đến 30%.

Kỹ sư Nguyễn Phúc Hoàng Duy, tác giả của đề tài nghiên cứu này, cho biết giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng cho lò đốt quy mô nhỏ, gia nhiệt bằng điện và bằng gas LPG, là điều chỉnh giảm lượng gió và năng lượng cần cấp cho buồng thứ cấp; cải tạo kết cấu lò đốt nhằm tận dụng năng lượng từ khí thải để gia nhiệt cho buồng sơ cấp cùng không khí cấp cho buồng thứ cấp.

Những cải tiến này đã giúp xử lý triệt để được chất thải rắn và khí thải sinh ra từ hệ thống, qua đó giảm đáng kể chi phí vận hành. Lò đốt chất thải có quy mô nhỏ này đã được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích; riêng giải pháp tiết kiệm năng lượng cho lò đốt chất thải công suất nhỏ đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế và đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận về mặt hình thức.

TS Hoàng Tiến Cường, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết thêm tính đến nay Viện Công nghệ Hóa học TPHCM đã triển khai và chuyển giao giải pháp công nghệ này cho hơn 10 đơn vị trong nước.

Đức Huy
Theo Khoa học và công nghệ, số 48 (11/2011) (dtphong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->