Môi trường [ Đăng ngày (02/12/2011) ]
Công nghệ xử lý mùi hôi
Trong các loại ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi là vấn đề phức tạp nhất vì mùi là hiện tượng mang bản chất vừa vật lý, vừa hóa học và cả sinh học.

1. Đặc trưng của không khí ô nhiễm mùi
Chất có mùi khuếch tán rất mạnh các phân tử của nó vào trong không khí, con người hít thở các phân tử nói trên vào khoang mũi và xảy ra sự thẩm thấu của các phân tử gây mùi vào lớp màng tế bào của biểu mô tiếp nhận mùi của khứu giác kèm theo các phản ứng hóa học khác nhau, tạo thành xung điện sinh học. Các xung điện được thần kinh khứu giác khuếch đại và chuyển lên não.

Các chất có mùi có những đặc điểm sau:

Dễ bay hơi.

Dễ bị hấp thụ trên bề mặt rất nhạy cảm của biểu mô khứu giác.

Thông thường không có mặt trong vùng biểu mô khứu giác.

Một số nguồn thải mùi chủ yếu sau:

Quá trình đốt nhiên liệu: khí thải đầu máy diezel và máy nổ chạy xăng, mùi từ các lò luyện cốc và lò sản xuất than.

Nguồn gốc động vật: nhà máy thịt hộp và thắng mỡ, nhà máy chế biến cá, dầu cá, trại nuôi và giết mổ gia cầm, gia súc.

Quá trình chế biến thực phẩm.

Công nghệ đúc.

Công nghệ lọc dầu,…

Nồng độ thấp nhất của một số chất có mùi cho cảm giác nhận biết  “Ngưỡng nhận biết”

2. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý mùi hôi

Khí thải chứa mùi từ nơi phát sinh được thu gom thông qua các chụp hút. Các chụp hút được nối với hệ thống ống dẫn, dưới tác dụng của lực hút ly tâm khí thải chứa mùi theo hệ thống đường ống dẫn vào tháp hấp phụ. Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách cho tiếp xúc hai pha không hòa tan pha rắn với pha khí. Chất hấp phụ sẽ đi từ pha khí đến pha rắn cho đến khi nồng độ giữa hai pha đạt đến trạng thái cân bằng. Hiệu quả của phương pháp hấp thụ phụ thuộc vào diện tích bề mặt của pha rắn và khả năng hấp thụ của vật liệu được chọn. Than hoạt tính là một trong những vật liệu thường được chọn làm chất hấp thụ. Khí sau khi qua tháp hấp phụ được dẫn ra ống thải và thoát ra ngoài không khí.

3. Quy trình công nghệ xử lý mùi hôi trong xử lý khí thải

4. Ưu, nhược điểm công nghệ
a. Ưu điểm:

Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn khí thải;

Nồng độ khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT.

Cấu tạo đơn giản.

Không gian lắp đặt nhỏ.

b. Nhược điểm:

Vận hành phức tạp, đòi hỏi nhân viên vận hành phải có trình độ chuyên môn cao.

xulymoitruong.com (dtphong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->