Công nghiệp [ Đăng ngày (09/11/2011) ]
Tổng đài điện tử kỹ thuật số
KS. Nguyễn Mạnh Quân và nhóm cộng sự của Công ty ứng dụng kỹ thuật và sản xuất TECAPRO (Q. Tân Bình, TP.HCM) vừa nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công tổng đài điện tử kỹ thuật số (Tandem 60 luồng). Đây là lần đầu tiên loại thiết bị này được chế tạo thành công ở trong nước.

Tổng đài được thiết kế vừa tổng đài điện tử, vừa là tổng đài Tandem có tính năng bảo mật cao để sử dụng trong lĩnh vực quân sự, và có khả năng tương thích với các thiết bị hiện có trong mạng quân sự, đồng thời vẫn có thể ghép nối với các mạng viễn thông khác ở trong nước.

Tổng đài điện tử kỹ thuật số có các thông số kỹ thuật chính như sau: modul Tandem luồng, card luồng điều khiển độc lập có khả năng tự bảo vệ khi có sự cố; modul card thuê bao, có thể lắp đặt nhiều card trong 1 tổng đài; hoạt động theo cơ chế tự động cập nhật trạng thái, cấu hình hệ thống giữa CPU online và CPU offline; chuyển đổi nguồn khi có sự cố; dự phòng lưu trữ cước và các tham số trên 2 card CPU...

Nhóm nghiên cứu cũng đã thực hiện được một số nội dung có liên quan: xây dựng phần mềm quản lý cước, theo dõi hệ thống, đánh giá chất lượng thông thoại, cảnh báo hỗ trợ xử lý sự cố, quản lý người dùng; xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật; xây dựng quá trình kiểm tra chất lượng thiết bị tổng đài Tandem trước khi xuất xưởng (thông số kỹ thuật, môi trường...); quy trình sản xuất tổng đài Tandem theo quy trình quản lý chất lượng ISO 9001.

KS. Nguyễn Mạnh Quân cho biết, tổng đài điện tử kỹ thuật số Tandem đã được đưa vào sử dụng tại phòng thông tin thuộc Bộ tham mưu Quân khu 9 (Cần Thơ), sau gần 2 năm vẫn hoạt động rất tốt. Thành công này mở ra một triển vọng cho hướng sản xuất tổng đài điện tử kỹ thuật số Tandem sử dụng trong nước thay thế nhập khẩu. KS. Nguyễn Mạnh Quân cho biết thêm, ngoài tổng đài điện tử kỹ thuật số Tandem sử dụng tại Bộ tham mưu Quân khu 9, Công ty TECAPRO cũng đã thương mại hóa được một số sản phẩm này tại Cuba, Lào, Campuchia (sử dụng trong quân đội). Song song đó nhóm nghiên cứu cũng tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chất lượng sản phẩm để chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất dòng sản phẩm này với số lượng lớn sử dụng cho lĩnh vực dân sự ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

Lê Hiếu Trung
Theo http://www.khoahocphothong.com.vn (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ (Giai đoạn 2)
Nhờ thành công từ nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam do ThS. Trần Đức Vượng dẫn đầu đã phát triển các giống bạch đàn lai biến đổi gen với chiều dài sợi gỗ tăng lên đáng kể. Giai đoạn đầu của dự án (2011-2014) đã được nghiệm thu vào năm 2015 và được tiếp nối bằng giai đoạn hai từ 2017 đến 2020. Mục tiêu chính của nghiên cứu là làm chủ công nghệ chuyển gen trên cây bạch đàn và tạo ra các giống bạch đàn lai có chiều dài sợi gỗ tăng 10% so với đối chứng.






Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->