Điện tử [ Đăng ngày (08/09/2020) ]
Tạo bàn phím không dây, tự cấp nguồn từ một mảnh giấy
Các kỹ sư tại Đại học Purdue, Mỹ đã phát triển một quy trình in có thể biến một tờ giấy bình thường thành một bàn phím không dây, được kết nối Bluetooth và tự cung cấp nguồn năng lượng.

Khi nhà nghiên cứu chạm vào trang giấy, các con số sẽ xuất hiện trên màn hình. Ảnh: Đại học Purdue.

Từ giấy đến bàn phím

Các kỹ sư đã tạo ra một quy trình in độc đáo có thể kết xuất bất kỳ giấy hoặc bìa cứng nào thành bàn phím bằng dung dịch in đa tạp màu xanh neon chứa dầu, bụi, chất chống thấm nước.

Theo thông cáo báo chí của Đại học Purdue, dung dịch này in nhiều lớp mạch trên giấy mà không làm lem mực.

Hơn nữa, bàn phím giấy này còn tạo ra điện khi có ma sát. Điều đó có nghĩa là mỗi khi một phím được nhấn, năng lượng cũng được sản sinh. Theo đó, bàn phím giấy trở thành một máy tính bảng tự cung cấp năng lượng.

Theo một nghiên cứu trước khi in được công bố trên tạp chí khoa học Nano Energy, các khu vực tribonoid được sử dụng để chuyển tiếp giao tiếp không dây Bluetooth giống như bàn phím thông thường chuyển tiếp các chữ cái hoặc số tới máy tính.

Một trong những tác giả, nhà nghiên cứu Ramses Martinez cho biết, thiết bị in có thể hoạt động mà không cần sử dụng pin. Đây là thiết bị dựa trên giấy, tự cấp điện đầu tiên được tạo ra.

Công nghệ mới này không tốn kém vì nó có thể được áp dụng cho giấy hoặc bìa cứng thông thường hoặc bất kỳ bề mặt giấy nào. Các kỹ sư hy vọng nghiên cứu này có thể được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau trong tương lai.

Nhà nghiên cứu Martinez hình dung công nghệ mới này sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng tương tác với bao bì thực phẩm để có thể xác minh xem thực phẩm có an toàn hay không.

Một cách sử dụng khác có thể cho phép người dùng ký một gói hàng khi nhận bằng cách kéo ngón tay của họ trên hộp để xác định họ là chủ sở hữu.

Và chơi nhạc từ đàn giấy

Ngoài các chữ cái và số, các kỹ sư cũng đã chứng minh rằng bàn phím làm bằng giấy có thể được chuyển đổi thành một máy nghe nhạc, trong đó người dùng có thể sử dụng để chọn và phát lựa chọn bài hát của họ và thay đổi âm lượng, Martinez cho biết.

Trong một video trình diễn mà họ phát hành, nhóm nghiên cứu đã cho thấy rằng họ đã in các máy phát điện ba chiều của thanh tiến, lùi, tắt tiếng và âm lượng trên mặt sau của tờ giấy. Một người điều khiển âm thanh bằng cách dùng ngón tay kéo thanh âm lượng, cũng như nhấn các nút tiến và lùi trên giấy để bỏ qua hoặc quay lại nhạc.

Đây không phải là lần đầu tiên giấy được sử dụng trong lĩnh vực điện tử. Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu từ Đại học Missouri, Mỹ cũng đã tạo ra một thiết bị đeo y tế bằng giấy và bút chì để theo dõi nhịp tim, mức đường huyết, nhịp hô hấp, nhiệt độ cơ thể và mồ hôi.

Tuy nhiên, cải tiến mới của các nhà khoa học tại Đại học Purdue loại bỏ nhu cầu về nguồn điện bên ngoài và làm cho bao bì thông minh gần với thực tế hơn. Có lẽ đã đến lúc người dùng có thể in bàn phím Bluetooth bằng giấy của riêng mình.

Võ Văn (Theo Sciencetimes, purdue.edu)
Theo nhandan.com.vn (vtvanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xem nhiều

Tiêu điểm

Phát triển công nghiệp bán dẫn là cơ hội để Việt Nam tạo dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà
Tối ưu hóa nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
2024: Dự đoán 10 xu hướng khoa học
KH&CN năm 2024: Giải phóng các nguồn lực bằng những cơ chế mới
Những sự kiện khoa học đáng chú ý năm 2024
Tổng kết Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Thông cáo báo chí Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - Techfest Cantho 2023 với chủ đề “Hào khí Tây Đô”
Trao Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên toàn quốc năm 2023
Chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Chuyển đổi số muốn thành công cần có chiến lược và chuyển đổi tự thân trong tổ chức
Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm kinh tế số ảo của khu vực và thế giới
Khai mạc sự kiện triển lãm “Thành tựu khoa học và công nghệ Cần Thơ” trong chuỗi sự kiện “Thành phố Cần Thơ – 20 năm thành tựu và phát triển”
Cần Thơ - Trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long
Siêu thị số  
 
Chính thức mở hệ thống dự thi vòng sơ loại trực tuyến Hội thi Tin học trẻ TP.HCM năm 2024
Sáng 16/3/2024, tại Trường THPT Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc “Vòng sơ loại Hội thi Tin học trẻ TP.HCM lần thứ 33” và Hội thi Tin học trẻ huyện Củ Chi năm 2024.


 
Công nghệ 4.0  
 
Samsung mang đến "AI toàn năng – thăng hạng toàn diện" cho người dùng TV
Gần 2 thập kỷ nắm giữ vị thế hàng đầu thị trường TV toàn cầu, Samsung đã liên tục phá vỡ các giới hạn về công nghệ và sáng tạo. Trong kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo, "ông lớn" công nghệ tiếp tục đưa nâng cao tiềm năng của TV thông minh, trao quyền để người dùng tận hưởng cuộc sống thông thái.


 
Tin học  
 
Chính thức mở hệ thống dự thi vòng sơ loại trực tuyến Hội thi Tin học trẻ TP.HCM năm 2024
Sáng 16/3/2024, tại Trường THPT Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc “Vòng sơ loại Hội thi Tin học trẻ TP.HCM lần thứ 33” và Hội thi Tin học trẻ huyện Củ Chi năm 2024.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->