Môi trường

(CT) - Ngày 12-6, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) TP Cần Thơ tổ chức hội thảo về kết quả thực hiện dự án “Công nghệ tưới ướt khô xen kẽ trong canh tác lúa thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam” và kế hoạch mở rộng mô hình tại TP Cần Thơ.
(CT) - Ngày 12-6, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) TP Cần Thơ tổ chức hội thảo về kết quả thực hiện dự án “Công nghệ tưới ướt khô xen kẽ trong canh tác lúa thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam” và kế hoạch mở rộng mô hình tại TP Cần Thơ.
Thời gian qua, nông dân sản xuất lúa vụ hè thu 2025 trên địa bàn TP Cần Thơ đối mặt với nhiều khó khăn do gặp các điều kiện sản xuất bất lợi, cùng với giá phân bón và nhiều chi phí đầu vào phục vụ sản xuất tăng cao. Ðến nay, lúa chín bước vào thu hoạch, nông dân tiếp tục gặp khó do thường xuyên có mưa, trong khi giá lúa lại giảm.
Là vựa lúa lớn nhất của cả nước, ÐBSCL đã có doanh nghiệp sản xuất thành công và xuất khẩu lô gạo phát thải thấp đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Sự kiện này đã đánh dấu thành tựu mới của ngành Nông nghiệp cả nước, nhất là khu vực ÐBSCL tạo bước tiến mới cho ngành hàng lúa gạo xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng, khẳng định vị thế, thương hiệu gạo Việt Nam trên trường quốc tế…
Để thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (TTKC&TKNL) Cần Thơ, Sở Công Thương TP Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, sử dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất kinh doanh… Qua đó vừa giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại đơn vị, vừa đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, gắn với sản xuất xanh, sạch và bền vững.
Năm 2024, trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường 63 tỉnh, thành cả nước, chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) Lâm Đồng xếp hạng 53, giảm 8 bậc so với năm 2023. Trong khi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) với 3 chỉ số thành phần giảm lần lượt 9 bậc, 12 bậc và 52 bậc. Trên cơ sở đánh giá nguyên nhân tồn tại, hạn chế, ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh đã xác định những nhóm giải pháp phối hợp cải thiện thứ bậc của 2 chỉ số PCI và PGI đến hết năm 2025.
(Chinhphu.vn) - Các chuyến khảo sát thực tế, làm việc với chính quyền các tiểu bang và doanh nghiệp sở tại Hoa Kỳ, phái đoàn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam đã tìm hiểu việc hợp tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến, giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái - thông minh - tuần hoàn - bền vững.
(Chinhphu.vn) - Chuyến công du của phái đoàn Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đạt được những kết quả thực chất, không chỉ thể hiện qua các con số thương mại ấn tượng mà còn đặt nền móng cho sự hợp tác bền vững, toàn diện, vì lợi ích của nông dân và người tiêu dùng cả hai quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Ðây là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp sau khi hết hạn khai thác mỏ khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và Luật BVMT năm 2020.
Thiết kế sinh thái (TKST) là cách thức nhằm tránh tạo ra rác thải và ô nhiễm; tuần hoàn sản phẩm và vật liệu tại giá trị cao nhất cũng như tái tạo thiên nhiên ngay từ ban đầu của quá trình. Khái niệm thiết kế tuần hoàn bắt nguồn từ nguyên lý của TKST, thiết kế bền vững vì môi trường. TKST xem xét các khía cạnh môi trường trong toàn bộ giai đoạn phát triển sản phẩm, nỗ lực để sản phẩm tạo ra tác động lên môi trường ở mức thấp nhất có thể trong suốt vòng đời sản phẩm. Do đó, TKST là hướng đi thực tiễn, phù hợp với quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn.
[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp
Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->