Giải pháp

Ngày 23/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế "Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường carbon và hàm ý chính sách với Việt Nam".
Năng lượng mặt trời đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, nhưng nó vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố thời tiết. Để ổn định hệ thống điện và giảm sự không ổn định từ nguồn điện mặt trời, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển phần mềm dự báo công suất của các tấm pin mặt trời bằng trí tuệ nhân tạo. Sáng tạo này thể hiện khả năng đối phó với thực tế của sinh viên Thủ đô.
Thực hiện "Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3-1-2006, nhiều địa phương và doanh nghiệp đã tích cực triển khai và đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử trong nhiều lĩnh vực, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, để ứng dụng này đến gần hơn với cuộc sống, Việt Nam cần tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về vai trò của năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thị trường ô tô chứng kiến bước tiến mới trong trào lưu “xanh” khi lần đầu tiên hai mẫu xe điện chạy pin cùng lọt vào danh sách 10 sản phẩm bán chạy nhất, không chỉ riêng trong tháng 6, mà cả cộng dồn nửa đầu năm 2023.
Ngày 11-7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết, ADB đã cùng Cơ quan Thị trường Năng lượng (EMA) của Singapore ký biên bản ghi nhớ mở đường cho việc phát triển sản xuất và truyền tải năng lượng tái tạo trong khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời hỗ trợ thành lập Lưới điện ASEAN.
Trong bối cảnh thiếu điện như hiện nay, việc tận dụng năng lượng mặt trời dồi dào ở các tỉnh phía Nam bằng những dự án điện mặt trời mái nhà được nhắc đến nhiều hơn. Tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp gặp thuận lợi thì việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở trụ sở cơ quan nhà nước và nhà dân ở các tỉnh phía Nam lại đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần sớm có giải pháp gỡ vướng...
Cập nhật từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến hết ngày 7-6, có 10 dự án gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại, trong đó có 9 dự án/phần dự án với tổng công suất 472 MW đã hoàn thành thủ tục chương trình thí nghiệm, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.
Trao đổi về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chiều 1-6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định cơ chế giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp như khung giá hiện hành là phù hợp với giá thế giới và thực tiễn kinh tế - xã hội trong nước.
(HNMO) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin, tính đến 17h30 ngày 31-5, đã có 9/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD); trong đó có 7 dự án/phần dự án với tổng công suất 430,22MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới. Ngoài ra, có 40 dự án đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, trong vài ngày tới, sau khi hoàn tất nối lưới và thử nghiệm, 5 dự án năng lượng tái tạo sẽ bắt đầu phát điện thương mại với tổng công suất 303 MW.
[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp




Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->