Tin học [ Đăng ngày (17/03/2024) ]
AI của OpenAI tạo video từ văn bản
Mới đây OpenAI đã cho ra mắt một công cụ có thể tạo video khi nhận được yêu cầu bằng văn bản.

Công cụ mới này tên gọi Sora, trong tiếng Nhật nghĩa là “bầu trời”, có thể tạo ra những thước phim chân thực dài tới một phút với nội dung đúng với mô tả của người dùng về cả chủ đề và phong cách. Theo một bài đăng trên blog của công ty, Sora cũng có thể tạo video dựa trên hình ảnh tĩnh hoặc mở rộng các cảnh quay và video sẵn có.

Bài đăng trên blog của OpenAI cho biết: “Chúng tôi đang dạy AI hiểu và mô phỏng thế giới vật chất, với mục tiêu đào tạo các mô hình giúp con người giải quyết các vấn đề liên quan đến sự tương tác trong thế giới thực”.

Công ty thông báo đã mở quyền truy cập Sora cho một số nhà nghiên cứu và người sáng tạo video. Các chuyên gia sẽ được thử nghiệm sáng tạo ra nhiều video khác nhau nhưng họ phải tuân thủ các điều khoản dịch vụ của OpenAI, trong đó nghiêm cấm “bạo lực cực đoan, nội dung khiêu dâm, hình ảnh thù hận, chân dung người nổi tiếng hoặc thông tin cá nhân của người khác”.

Công ty đã ra mắt công cụ tạo hình ảnh tĩnh Dall-E vào năm 2021 và chatbot AI tạo sinh ChatGPT vào tháng 11/2022, nhanh chóng thu hút được 100 triệu người dùng. Các công ty AI khác đã ra mắt các công cụ tạo video, tuy nhiên những mô hình đó chỉ có thể tạo ra những đoạn phim ngắn vài giây và không tuân thủ đúng lời mô tả. Google và Meta cho biết họ đang trong quá trình phát triển các công cụ video, mặc dù họ chưa phát hành ra công chúng. OpenAI cũng đã công bố một thử nghiệm bổ sung bộ nhớ lớn hơn cho ChatGPT để có thể ghi nhớ nhiều cuộc trò chuyện của người dùng hơn.

OpenAI không tiết lộ bao nhiêu cảnh quay đã được sử dụng để đào tạo Sora hoặc các video đào tạo bắt nguồn từ đâu. Công ty chỉ nói với New York Times rằng kho tài liệu chứa các video được cung cấp công khai và được cấp phép bởi chủ sở hữu bản quyền. Trước đó, công ty đã bị kiện nhiều lần vì bị cáo buộc vi phạm bản quyền trong việc đào tạo các công cụ AI tạo sinh xử lý lượng tài liệu khổng lồ được lấy từ Internet và bắt chước hình ảnh hoặc văn bản có trong các bộ dữ liệu đó.

Ngọc Đỗ theo theguardian
Theo https://khoahocphattrien.vn/(nhahuy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xem nhiều

Tiêu điểm

Phát triển công nghiệp bán dẫn là cơ hội để Việt Nam tạo dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà
Tối ưu hóa nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
2024: Dự đoán 10 xu hướng khoa học
KH&CN năm 2024: Giải phóng các nguồn lực bằng những cơ chế mới
Những sự kiện khoa học đáng chú ý năm 2024
Tổng kết Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Thông cáo báo chí Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - Techfest Cantho 2023 với chủ đề “Hào khí Tây Đô”
Trao Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên toàn quốc năm 2023
Chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Chuyển đổi số muốn thành công cần có chiến lược và chuyển đổi tự thân trong tổ chức
Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm kinh tế số ảo của khu vực và thế giới
Khai mạc sự kiện triển lãm “Thành tựu khoa học và công nghệ Cần Thơ” trong chuỗi sự kiện “Thành phố Cần Thơ – 20 năm thành tựu và phát triển”
Cần Thơ - Trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long
Siêu thị số  
 
Phương pháp dự đoán và chủ động trong bảo mật trí tuệ nhân tạo
Bảo mật công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra nhiều thách thức và luôn thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Khi công nghệ AI phát triển, rủi ro và bề mặt tấn công cùng các mối đe dọa mới ngày càng tăng cao. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà phát triển, tổ chức và doanh nghiệp phải có cách tiếp cận chủ động, thường xuyên đánh giá và cập nhật các biện pháp bảo mật.


 
Công nghệ 4.0  
 
Samsung mang đến "AI toàn năng – thăng hạng toàn diện" cho người dùng TV
Gần 2 thập kỷ nắm giữ vị thế hàng đầu thị trường TV toàn cầu, Samsung đã liên tục phá vỡ các giới hạn về công nghệ và sáng tạo. Trong kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo, "ông lớn" công nghệ tiếp tục đưa nâng cao tiềm năng của TV thông minh, trao quyền để người dùng tận hưởng cuộc sống thông thái.


 
Tin học  
 
Phương pháp dự đoán và chủ động trong bảo mật trí tuệ nhân tạo
Bảo mật công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra nhiều thách thức và luôn thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Khi công nghệ AI phát triển, rủi ro và bề mặt tấn công cùng các mối đe dọa mới ngày càng tăng cao. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà phát triển, tổ chức và doanh nghiệp phải có cách tiếp cận chủ động, thường xuyên đánh giá và cập nhật các biện pháp bảo mật.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->