Nghiên cứu [ Đăng ngày (08/04/2021) ]
Nghiên cứu phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật phân giải phế phụ phẩm chè đốn làm phân bón hữu cơ vi sinh
Chọn lọc các vi sinh vật để tạo chế phẩm vi sinh bổ sung vào phụ phẩm chè thu gom dưới gốc câ là một vấn đề đang được các nhà khoa học quan tâm. Chế phẩm vi sinh không vhir giúp cải thiện lý tính, hóa tính và độ phì hoàn trả chất dinh dưỡng lại cho đất mà còn là một trong những phương pháp tăng cường và làm giàu hệ vi sinh vật hữu ích của bản địa, là nhân tố góp phần đảm bảo tính bền vững cho môi trường sinh thái của đất trồng chè. Nghiên cứu được thực hiện bởi các tác giả: Đặng Huy Tước, Đào Thị Việt Hà, Nguyễn Việt Phương (cùng thuộc Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm).

Đối với tỉnh Phú Thọ, cây chè (Camellia sinensis O.Kuntze) đã được tỉnh xác định là cây trồng mũi nhọn, cây kinh tế xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên, năng suất chè của tỉnh Phú Thọ vẫn còn thấp so với nhiều vùng chè khác. Kỹ thuật canh tác nhìn cung còn thấp, đặc biệt trong khu vực chè trong dân. Đất trồng chè là đất chua, dốc dễ bị xói mòn rửa trôi trong khi việc đầu tư phân bón cho chè còn thấp, nguồn phân bón chưa đủ bù đắp ho lượng sản phẩm thu hái, chưa có phần tái tạo phát triển và nâng cao năng suất. Việc bón phân chuồng cải tạo đất hầu như không có dẫn đến đất bạc màu nghiên trọng, chu kỳ kinh doanh và tuổi thọ của cây chè cũng bị rút ngắn. Thống kê cho thấy, lượng cành lá chè đốn hằng năm là rất lớn nhưng chưa được sử dụng hợp lý, đa phần bị đem ra khỏi nương chè hoặc bị đốt. Có thể nói, đây là nguồn tài nguyên vô cùng lớn và có giá trị nếu chúng ta sử dụng hợp lý bằng cách ứng dụng các loại chế phẩm sinh học để xử lý trở thành phân bón hữu cơ vi sinh, cung cấp tại chỗ cho cây chè.

Nhằm tăng tốc độ phân hủy các loại phụ phẩm chè dưới gốc cây, việc ứng dụng các chế phẩm vi sinh cũng là một trong những cách hữu hiệu nhằm rút ngắn thời gian phân hủy. Vì vậy cần phải tuyển chọn bộ vi sinh vật có khả năng sinh enzym phân hủy tốt các loại phế thải chè tại nhiệt độ thấp như nhiệt độ của môi trường xung quanh (30oC). Hơn nữa, tùy vào các điều kiện sinh thái khác nhau mà sinh vật có khả năng sinh trưởng trên nguồn cơ chất khác nhau. Chính vì thế, nguồn cơ chất trong các phần phụ phẩm của chè có thể phù hợp cho sự phát triển của một nhóm vi sinh vật nào đó. Vì vậy, phân lập và tuyển chọn vi sinh vật bản địa có khả năng sinh enzym ngoại bào mạnh như tanaza, xenluloza, xylanaza, amylaza, proteaza,.. là việc làm có ý nghĩa khoa học cao.

Các chủng vi sinh vật dùng trong nghiên cứu được phân lập từ các mẫu đất trồng chè ở huyện Phù  Ninh, huyện Thanh Sơn, thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ và các chủng đang được lưu giữ tại Bảo tàng Giống chuẩn Vi sinh vật – ĐHQGHN. Các tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân lập và tuyển chọn vi sinh vật, phương pháp phân loại, phương pháp thu dịch enzym, xác định khả năng phân hủy cơ chất khí nuôi trên lá chè và phương pháp định lượng.

Từ 20 mẫu đất trồng chè ở huyện Phù Ninh, Thanh Sơn, thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ và các chủng vi sinh vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Giống chuẩn Vi sinh vật – ĐHQGHN, đã phân lập và tuyển chọn được chủng nấm sợi HB6.1 có khả năng sinh tanaza cao, chủng vi khuẩn S23 có khả năng sinh enzym phân hủy phức hệ xenlulo và chủng xạ khuẩn E2 có khả năng sinh proteaza và phức hệ xenlulo cao. Dựa vào đặc điểm hình thái, đặc tính sinh hóa và phân tích trình tự đoạn ITTS và 28S đoạn D1D2 đối với nấm mốc, ADNr 16S đối với xạ khuẩn và vi khuẩn, chủng TS6.1 được định danh là Aspergillus niger, chủng S23 thuộc loài Bacillus subtilis và chủng xạ khuẩn E2 thuộc chi Streptomyces. Cả 3 chủng nghiên cứu đều có khả năng sinh các enzym ngoại bào khác kích thích cho quá trình phân hủy lá, cành chè nhanh.

lqnhu
Theo Tạp chí NN&PTNT Kỳ 1+2 - Tháng 2/2014
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->