Nghiên cứu [ Đăng ngày (06/04/2021) ]
Nhựa phân hủy sinh học làm từ chất thải thủy sản
Giống như hầu hết các loại nhựa được sử dụng phổ biến khác, polyurethane thường được làm từ dầu thô không thể tái tạo và phải mất hàng thế kỷ để phân hủy khi bị loại bỏ. Tuy nhiên, giờ đây, các nhà khoa học đã tạo ra một loại polymer giống như polyurethane có thể phân hủy sinh học bằng cách sử dụng chất thải của cá.

Do Giáo sư Francesca Kerton dẫn đầu, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Memorial University of Newfoundland của Canada đã bắt đầu với đầu, xương, da và ruột của cá hồi Đại Tây Dương nuôi, sau khi cá được lọc lấy thịt để bán hải sản. Thông thường, những phần còn lại đó sẽ được ủ hoặc đơn giản là vứt đi.

Các nhà khoa học tiến hành chiết xuất dầu cá từ chất thải, sau đó thêm oxy vào dầu đó để tạo ra các phân tử epoxit, tương tự như phân tử có trong nhựa epoxy. Sau đó, carbon dioxide được sử dụng để liên kết các phân tử đó với nhau, với một số trợ giúp từ các hợp chất chứa nitơ có nguồn gốc từ vỏ hạt điều được gọi là amin.

Nhựa sinh học thu được đã được chứng minh là bắt đầu phân hủy sinh học ngay sau khi được ngâm trong nước có thêm enzyme lipase - lipase phân hủy chất béo như chất có trong dầu cá. Ngay cả khi ngâm trong nước lã, nhựa vẫn nhanh chóng bắt đầu có dấu hiệu phát triển của vi sinh vật dẫn đến biến chất.

Ngoài ra, các thử nghiệm ban đầu chỉ ra rằng các amin trong vỏ hạt điều được sử dụng trong quá trình sản xuất có thể được thay thế bằng các axit amin tự nhiên, sẵn có hơn như histidine và asparagine.

Nghiên cứu sinh Mikhailey Wheeler, người đang làm việc với Kerton, cho biết: “Tôi cảm thấy thật thú vị khi chúng ta có thể tạo ra thứ gì đó hữu ích, thứ thậm chí có thể thay đổi cách sản xuất nhựa, từ rác mà mọi người vứt ra ngoài”.

Nghiên cứu sẽ được trình bày trước Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ.

ntqnhu
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
28 thành phố lớn của Mỹ đang dần lún xuống
Nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng tất cả 28 thành phố đông dân nhất ở Hoa Kỳ đều đang trải qua quá trình chìm xuống đất theo những mức độ khác nhau. Không chỉ các thành phố ven biển như New Orleans, Venice hay Jakarta, nơi tình trạng mực nước biển dâng cao gây lo ngại, mà còn nhiều thành phố nằm sâu trong đất liền cũng bị ảnh hưởng.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->