Nghiên cứu [ Đăng ngày (31/03/2020) ]
Khảo sát quy trình chuỗi polymerase (pcr) phát hiện một số loài lactobacillus trong thực phẩm chức năng
Nghiên cứu do đồng tác giả Lê Thị Hiên và Trần Nguyễn Minh Đoan - Viện Y Tế Công Cộng TP. Hồ Chí Minh thực hiện.

Ảnh minh họa.

Probiotic là những vi sinh vật có lợi, được bổ sung trong nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng – trong đó Lactobacillus là nhóm chủ yếu trong số các vi khuẩn probiotic. Các nhà sản xuất thường công bố tên loài vi khuẩn Lactobacillus trên bao bì nhằm tăng giá trị của sản phẩm. Hiện nay, các phương pháp truyền thống để xác định loài Lactobacillus còn hạn chế và phương pháp dựa trên sinh học phân tử được xem là giải pháp tiềm năng. Để có được phương pháp hiệu quả nhằm thực hiện chức năng giám sát sản phẩm thực phẩm chức năng được Bộ Y tế giao phó, đồng thời đáp ứng nhu cầu kiểm nghiệm của khách hàng, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm xây dựng phương pháp định danh một số loài Lactobacillus thường gặp trong thực phẩm chức năng bằng kỹ thuật PCR.

Nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát và lựa chọn quy trình phát hiện 9 loài Lactobacillus trong thực phẩm chức năng bằng phương pháp PCR có thể áp dụng tại phòng thí nghiệm Vi sinh vật – Trung tâm Kiểm nghiệm An toàn Thực phẩm Khu vực phía Nam, Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh.

Lựa chọn quy trình tách chiết DNA; khảo sát độ đặc hiệu của mồi; tối ưu hóa điều kiện phản ứng PCR; khảo sát mức phát hiện LOD50 của phương pháp; ứng dụng quy trình phân tích một số mẫu thực tế. Nghiên cứu này tiến hành trên các chủng vi khuẩn Lactobacillus mục tiêu và chủng không mục tiêu. Chủng vi khuẩn L. reuteri và L. pentosus phân lập từ thực phẩm chức năng và đã được tiến hành định danh theo phương pháp PCR - giải trình tự.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 9 cặp mồi đặc hiệu cho 9 loài vi khuẩn Lactobacillus, bao gồm: L. acidophilus, L. rhamnosus, L. casei, L. plantarum, L. bulgaricus, L. reuteri, L. pentosus, L. fermentum và L. sakei. Mức phát hiện LOD50 của các phương pháp này đều ở mức thấp (dưới 3 CFU/g): thấp nhất 0,7 CFU L. acidophilus /g và cao nhất 2,5 CFU L. sakei /g trong nền mẫu thực phẩm chức năng dạng lỏng; thấp nhất 0,8 CFU L. reuteri /g đến cao nhất 2,7 CFU L. sakei /g đối với mẫu thực phẩm chức năng dạng bột. Phương pháp có độ chọn lọc tốt, chỉ phát hiện đặc hiệu đúng chủng mục tiêu. Quy trình bước đầu có thể đưa vào áp dụng để phát hiện 9 loài vi khuẩn Lactobacillus trong thực phẩm chức năng.

ntptuong
Theo Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 23, số 5/2019
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->