Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (30/03/2024) ]
Đánh giá khả năng chịu mặn của một số nguồn vật liệu lúa
Nghiên cứu: "đánh giá khả năng chịu mặn của một số nguồn vật liệu lúa" do nhóm tác giả: Nguyễn Anh Dũng - Viện cây lương thực và cây thực phẩm, Học viện nông nghiệp Việt Nam; Vũ Văn Liệt - Khoa Nông học, học viện nông nghiệp Việt Nam thực hiện.

Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây ngũ cốc quan trọng nhất, cung cấp lương thực cho 50% dân số thế giới và tập trung chính ở các nước châu Á (Rasheed & cs., 2020; 2021c). Do kích thước bộ gen tương đối nhỏ, mức độ đa dạng di truyền cao nên cây lúa được sử dụng để nghiên cứu ở mức độ phân tử và chuyển gen (Chen & cs., 2021). Diện tích trồng lúa ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu dân số tăng

nhanh, dự kiến đạt 9,5 tỷ người vào năm 2050 (Leridon, 2020). Mục tiêu chọn tạo giống lúa năng suất cao trong điều kiện biến đổi khí hậu, cạnh tranh nguồn tài nguyên như nước, đất và lương thực là hết sức cấp thiết (Park & cs., 2022). Bất thuận phi sinh học là mối đe dọa thường xuyên đối với ngành nông nghiệp và làm xáo trộn chuỗi cung ứng thực phẩm (Rasheed & cs., 2021a; b). Đặc biệt, mặn làm suy yếu quá trình sinh trưởng, giảm năng suất, diện tích canh tác lúa ở nhiều quốc gia (Islam & cs.,

2021). Ước tính toàn cầu có 1.000 triệu hecta đất bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhiễm mặn và trong số đó khoảng 30% diện tích có tưới (Shahid & cs., 2018). Lúa được coi là cây trồng nhạy cảm với mặn, đặc trưng bởi sự sinh trưởng, phát triển còi cọc và giảm năng suất khi tiếp xúc với mặn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy lúa có khả năng chống chịu mặn tốt hơn trong giai đoạn nảy mầm và sinh dưỡng so với giai đoạn sinh thực (Bundó & cs., 2022).

Giải pháp có tính bền vững để hạn chế" ảnh hưởng của mặn đến sản xuất lúa là nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống lúa có khả năng chống chịu mặn tốt, thời gian sinh trưởng phù hợp, năng suất cao và phẩm chất tốt. Để đạt được mục tiêu trên, trước hết cần có nguồn vật liệu với nhiều đặc điểm nông sinh học tốt, mang gen chịu mặn phục vụ cho công tác lai tạo. Do vậy, việc đánh giá nguồn vật liệu, sàng lọc các mẫu giống có gen/QTL chịu mặn là hết sức quan trọng. Trong bài báo này là kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học, khả năng chịu mặn và xác định gen QTL liên quan tính chịu mặn của các mẫu giống lúa mới thu thập.

Trong số' 39 mẫu giống lúa tham gia thí nghiệm, có 16 mẫu giống không có QTL Saltol (bao gồm giống đối chứng BT7 và IR29), 23 mẫu giống có QTL Saltol (bao gồm giống đối chứng FL478). Các mẫu giống lúa thể hiện khả năng chịu mặn từ khá đến tốt (điểm 1-3) trong điều kiện xử lý mặn nhân tạo bằng dung dịch Yoshida có muối NaCl khi kiểm tra đều mang QTL Saltol. Ngoài ra, các mẫu giống lúa: HHZ 8-Y7-DT2-SaL1, HHZ 11-DT7-SAL1-SAL1 và HHZ 12-DT10-SAL1-DT1 mặc dù thể hiện khả năng chịu mặn ở mức độ trung bình (điểm 5) trong điều kiện xử lý mặn nhân tạo nhưng khi kiểm tra lại mang QTL Saltol, trong khi các mẫu giống: Cườm dạng 1, Nếp nõn tre, Tép lai, M4, M6, M11, M12 và HHZ 12-DT10-SAL1-DT1 thể hiện khả năng chịu mặn ở mức độ trung bình (điểm 5) nhưng lại không mang QTL Saltol.

ntdinh
Theo Tạp chí khoa học nông nghiệp Việt Nam số 3/2024
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->