Khởi nghiệp [ Đăng ngày (11/01/2019) ]
Khuyến khích thanh niên khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương
Cần giới thiệu các dự án khởi nghiệp nông nghiệp với các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư thiên thần, thậm chí là quỹ đầu tư mạo hiểm của Chính phủ nhằm mục tiêu giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp này có thêm nguồn lực phát triển.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham quan các sản phẩm nông nghiệp tại ĐH Nông lâm TP.HCM.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã nhắn nhủ như vậy tại lễ phát động chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” do T.Ư Đoàn TNCSHCM và Bộ NN&PTNT phối hợp tổ chức tại ĐH Nông lâm TP.HCM vừa qua.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” ( gọi tắt OCOP) giai đoạn 2018-2020, nhằm khuyến khích thanh niên tham gia tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. 

Chương trình này đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt và chính thức hoạt động từ tháng 5 năm 2018.

Đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn với trọng tâm là khởi nghiệp. Theo đó, OCOP phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Điều này nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp bằng những dự án ứng dụng khoa học và công nghệ trên mảnh đất quê hương mình.

Nói về OCOP, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, cho biết chương trình khởi nghiệp từ OCOP nhằm đưa các sản phẩm có tính chất địa phương có thể trở thành sản phẩm của vùng, thậm chí là của quốc gia, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị.

Để đạt được điều này, Phó Thủ tướng cho rằng các sản phẩm phải được gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ cũng như đảm bảo xây dựng thương hiệu bài bản.

Theo Phó Thủ tướng, dù mới được Chính phủ phê duyệt và triển khai tại hơn 30 địa phương trong cả nước kể từ tháng 5 năm ngoái, đã có rất nhiều sản phẩm OCOP trong cả nước đạt chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh. Nhiều ông chủ doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ quốc tế và trong nước trực tiếp đến nông thôn tìm kiếm sản phẩm OCOP để đưa vào siêu thị.

Phó Thủ tướng đề nghị T.Ư Đoàn và Bộ NN&PTNT nỗ lực phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về chương trình để qua đó tìm kiếm, phát hiện các mô hình tốt, cách làm hay trong lực lượng thanh niên, sinh viên.

“Hằng năm, chúng ta cần quan tâm xét chọn, giới thiệu các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiêu biểu với các quỹ đầu tư mạo hiểm của tư nhân, quỹ đầu tư thiên thần và kể cả quỹ đầu tư mạo hiểm của Chính phủ nhằm mục tiêu giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp này có thêm nguồn lực phát triển”- Phó thủ tướng Vương Đinh Huệ nhắn nhủ.

Khuyến khích thanh niên khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương - 2
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và các lãnh đạo đặt tay lên quả cầu, chính thức phát độngc hương trình "Mỗi xã một sản phẩm".


Anh Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCSHCM, cho rằng chương trình này chính là cơ hội, hướng đi tốt để thanh niên vươn lên khởi nghiệp, tham gia phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.

“Chúng tôi tin tưởng rằng khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên Việt Nam, đặc biệt là khởi nghiệp từ chương trình OCOP sẽ là hướng đi hiệu quả, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới”, anh Lê Quốc Phong nói. 

Dịp này, T.Ư Đoàn và Bộ NN&PTNT thực hiện ký kết kế hoạch phối hợp triển khai hoạt động khởi nghiệp từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trong thanh niên, sinh viên giai đoạn 2019-2020.

vtvanh
Theo www.khampha.vn (ttncac)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề – Nền tảng cho mọi bước đi thành công
Trong hai ngày 06-07/6/2025, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Cần Thơ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ tổ chức Khóa huấn luyện cho cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) với chủ đề “Kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề – Nền tảng cho mọi bước đi thành công”, thu hút sự tham gia của đông đảo học viên đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một trong những chương trình nằm trong chuỗi hoạt động nâng cao năng lực cho cá nhân, nhóm và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP. Cần Thơ và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.


Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để bứt phá thương mại điện tử và logistics
(Chinhphu.vn) - Tại Hội thảo "Chuyển đổi số E-commerce & Logistics - Bứt phá doanh thu với AI" ngày 4/6/2025 do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, các chuyên gia và diễn giả đã khẳng định vai trò của trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử và logistics.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->