Biến đổi khí hậu [ Đăng ngày (27/07/2020) ]
Siberia: Nắng nóng kéo dài 6 tháng do biến đổi khí hậu
Trong đợt nóng triền miên kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6 vừa qua ở Siberia, có ngày nhiệt độ lên đến 38°C. Theo một nhóm các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới, đơt nóng này hầu như không có khả năng xảy ra nếu khí hậu không bị ấm lên do khí thải nhà kính.

Nhiệt độ trung bình 6 tháng đầu năm ở Siberia cao hơn 5°C so với cùng kỳ năm ngoái. Kỷ lục mới nhất về nhiệt độ được ghi nhận là 38°C tại Verkhoyansk, một thị trấn thuộc Siberia, vào ngày 20/6.

Để xác định tác động của biến đổi khí hậu đối với các đợt nhiệt độ tăng vọt này, các nhà khoa học từ nhiều trường đại học và cơ quan khí tượng quốc tế, bao gồm Viện Hải dương học P.P.Shirshov, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã tiến hành mô phỏng trên máy tính để so sánh khí hậu hiện nay với khí hậu trong điều kiện không có ảnh hưởng của con người.

Phân tích của họ cho thấy, nếu không có biến đổi khí hậu do con người gây ra, khả năng xuất hiện đợt nóng kéo dài như Siberia vừa trải qua là chưa đến một lần trong 80.000 năm – nghĩa là gần như không có khả năng xảy ra trong điều kiện khí hậu không bị ấm lên do khí thải nhà kính.

“Những phát hiện từ nghiên cứu nhanh này thực sự đáng kinh ngạc, nó cho thấy biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xuất hiện nắng nóng kéo dài ở Siberia ít nhất 600 lần,"Andrew Ciavarella, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. "Nghiên cứu này đã thêm bằng chứng về viễn cảnh chúng ta có thể sẽ phải chấp nhận hứng chịu các hiện tượng nhiệt độ cực đoan thường xuyên hơn trên khắp thế giới trong điều kiện khí hậu ấm lên toàn cầu."

Các nhà khoa học lưu ý rằng ngay cả trong điều kiện khí hậu hiện nay, nguy cơ xảy ra nắng nóng kéo dài lẽ ra vẫn phải bằng 0: hiện tượng cực đoan như vậy chỉ xảy ra ít hơn một lần trong mỗi 130 năm. Nếu không nhanh chóng cắt giảm khí thải nhà kính, các đợt nắng nóng này có nguy cơ trở thành hiện tượng thường xuyên vào cuối thế kỷ.

“Nghiên cứu này một lần nữa cho thấy vai trò quyết định của biến đổi khí hậu đối với sự xuất hiện của sóng nhiệt. Trong bối cảnh các đợt sóng nhiệt đang là hiện tượng thời tiết cực đoan chết chóc nhất ở hầu hết các nơi trên thế giới, chúng cần phải được nhìn nhận thực sự nghiêm túc," theo TS Friederike Otto, giám đốc của Viện thay đổi môi trường Oxford.

Đợt nắng nóng kéo dài 6 tháng ở Siberia đã kích hoạt hàng loạt các đám cháy lan rộng, khiến 1,15 triệu ha rừng và đồng cỏ bị thiêu rụi, và là tác nhân dẫn đến đến việc giải phóng khoảng 56 triệu tấn khí carbon dioxide - nhiều hơn cả lượng khí thải hằng năm của một số nước công nghiệp như Thụy Sĩ hay Na Uy. Nó cũng đẩy nhanh quá trình tan chảy băng vĩnh cửu, khiến cho một bể chứa dầu xây dựng trên nền đất đóng băng bị sập vào tháng Năm vừa qua, gây ra một trong những sự cố tràn dầu tồi tệ nhất trong khu vực.

“Những kết quả này cho thấy chúng ta đang bắt đầu trải qua những sự kiện cực đoan mà gần như sẽ không có cơ hội xảy ra nếu không có ảnh hưởng con người đối với hệ thống khí hậu," theo GS Sonia Seneviratne ở Khoa Khoa học Hệ thống Môi trường tại ETH Zurich (D-USYS), tác giả chính của một số báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu IPCC.

Nguồn:

Media Climate Net, NBCnews, phys.org

Hoàng Nam
Theo www.khoahocphattrien.vn (ntptuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tin mới
Nghiên cứu cho thấy chăm sóc tâm lý qua điện thoại có thể giúp chống lại sự cô đơn và trầm cảm
Theo nghiên cứu mới, trầm cảm và cô đơn có thể được ngăn chặn bằng cách sử dụng dịch vụ chăm sóc tâm lý dựa trên điện thoại có cấu...
Các nhà nghiên cứu xác định vi khuẩn gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh
Một nghiên cứu cho thấy các nhà khoa học đã xác định được vi khuẩn gây bệnh viêm não ở trẻ sơ sinh; xác định rằng 50% trường hợp nhiễm...
Giải phóng và tạo điều kiện thúc đẩy tính sáng tạo và đổi mới
Hành trình để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 cũng như khát vọng của Việt Nam trở thành một quốc gia phát...
Đồ ăn vặt có thể gây tổn hại trí nhớ dài hạn cho trẻ vị thành niên
Các nhà nghiên cứu cho biết ăn vặt ở tuổi vị thành niên có thể để lại tổn thương lâu dài cho...
Hoạt động thể chất giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và căng thẳng
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng việc thực hiện hoạt động thể chất có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm căng...
Phân tích của NASA cho thấy mực nước biển toàn cầu tăng vọt vào năm 2023 do El Niño
Một bộ dữ liệu dài hạn về mực nước biển cho thấy độ cao bề mặt đại dương tiếp tục tăng với tốc độ ngày càng nhanh hơn qua nhiều...
Phương pháp mới làm sáng tỏ hành trình của oxy trong não
Một phương pháp mới có khả năng chiếu sáng quá trình oxy hóa trong cơ thể, đưa ra thông tin quan trọng về việc tác động của oxy trong quá...
Nguyên nhân di truyền của bệnh bại não được phát hiện thông qua giải trình tự toàn bộ bộ gen
Một nghiên cứu do Canada dẫn đầu đã xác định được các gen có thể chịu trách nhiệm một phần cho sự phát triển của bệnh bại...
Phát triển vi mạch bán dẫn: Năng lực công nghệ là yếu tố quyết định
Để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn hay bất kỳ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nào thì năng lực công nghệ là yếu tố quyết...
Nghiên cứu cho thấy thuốc điều trị chứng mất trí nhớ không làm tăng nguy cơ tử vong.
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng một loại thuốc chữa bệnh mất trí nhớ thường được kê đơn không làm tăng nguy cơ tử vong hoặc một...
Ong bướm có thể hấp thụ nhiều loại thuốc trừ sâu mà không gây hại
Nghiên cứu cho thấy ong bướm có khả năng hấp thụ nhiều loại thuốc trừ sâu mà không gây...
Sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ từ hương nhu tía và rau sam đắng
PGS.TS. Lê Minh Hà và cộng sự thuộc Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã sản xuất thử nghiệm thành công thực...
Phương pháp điều trị ung thư gan hướng tới mục tiêu giảm tác dụng phụ
Phim in 3D chứa thuốc có thể được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời giảm thiểu tác dụng...
Các nhà nghiên cứu khám phá nguyên nhân gây dị tật phổi bẩm sinh hiếm gặp
Hầu hết các bệnh hiếm gặp đều là bẩm sinh - bao gồm CPAM (dị tật đường thở phổi bẩm sinh). Đây là những dị tật đường thở của phổi...
Nghiên cứu lớn cho thấy kháng sinh hiệu quả đối với hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng việc sử dụng một liều lượng lớn các loại kháng sinh có thể hiệu quả trong việc điều trị các bệnh...

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->