Lượt truy cập:
Tiêu điểm [ Đăng ngày (22/06/2020) ]
Ngăn chặn ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên
Thực hiện Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 5-9-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta có những chuyển biến tích cực. Để đạt mục tiêu đã đề ra, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố cần tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng tập trung kiểm soát, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, tình trạng suy thoái tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học…

Vận hành dây chuyền xử lý nước thải tại Nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai (Hà Nội). Ảnh: Minh Hà

Sau tám năm thực hiện Quyết định số 1216/QĐ-TTg, với sự nỗ lực của các bộ, ngành, chính quyền các địa phương, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) ở nước ta đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: Nhận thức về BVMT đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân; hệ thống chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy về BVMT không ngừng được hoàn thiện; nguồn lực đầu tư cho công tác BVMT tiếp tục được tăng cường, với tổng chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường tăng từ 9.772 tỷ đồng năm 2013 lên hơn 20,4 nghìn tỷ đồng năm 2019. Vốn đầu tư phát triển ngành tài nguyên và môi trường được phân bổ tăng từ 550 tỷ đồng năm 2013 lên 1.798 tỷ đồng năm 2018; hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT được đẩy mạnh, trong giai đoạn 2012 - 2018, huy động được gần 700 triệu USD hỗ trợ cho BVMT và biến đổi khí hậu (BĐKH)… Đáng mừng, tính đến năm 2019, tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 89% (tăng gần 60% so với năm 2010); tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị đã tăng lên 86,5% năm 2019 (so với 82% năm 2010); tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại đã được cải thiện, đạt 75%; tỷ lệ chất thải rắn y tế được phân loại, xử lý đạt hơn 98%...

Đối với các hoạt động khai thác bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, hiện nay đã thực hiện thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước. Điển hình như tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đã tăng lên, đạt hơn 9.354 tỷ đồng; tăng thêm bốn khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn với diện tích tăng thêm 2.500 ha so với năm 2015; tăng thêm bốn khu bảo tồn biển so với năm 2010, với tổng diện tích đạt khoảng 0,11% vùng biển trên cả nước; việc nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH, công tác phòng, chống, ứng phó với thiên tai tiếp tục được đẩy mạnh như xây dựng kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam đã được cập nhật vào các năm 2012 và 2016; hiện đại hóa hệ thống quan trắc, cảnh báo khí tượng - thủy văn trên toàn quốc.

Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường tiếp tục gia tăng, cụ thể như ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị lớn, nhất là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có nhiều thời điểm ở mức nguy hại. Chất thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, tỷ lệ chôn lấp vẫn chiếm đến hơn 70%, chủ yếu là không hợp vệ sinh. Đa dạng sinh học tiếp tục suy thoái, tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác bền vững, sử dụng hiệu quả; công tác bảo vệ an ninh nguồn nước chưa đáp ứng yêu cầu; chưa ngăn chặn được suy giảm nước ngầm và ô nhiễm nước mặt. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là khai thác cát sỏi lòng sông trái phép ở nhiều địa phương trên cả nước. Năng lực chủ động ứng phó với BĐKH còn chưa cao; việc phổ biến, nhân rộng các mô hình thích nghi, sống chung với BĐKH, phát triển các-bon thấp còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Các chuyên gia, các nhà quản lý lĩnh vực tài nguyên và môi trường cho rằng: Để hoàn thành các mục tiêu mà Nghị quyết 1216/QĐ-TTg đề ra, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường, trong đó sớm xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy hoạch BVMT quốc gia, đưa các nội dung về tài nguyên môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh. Thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng thân thiện môi trường, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, các-bon thấp; thực hiện việc cấp phép môi trường và phân loại, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, nhất là đối với các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, kể cả các nguồn xuyên biên giới. Đẩy mạnh việc kiểm soát, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường không khí ở các đô thị lớn; tăng cường quản lý chất thải rắn theo hướng giảm chôn lấp, tăng cường sự tuần hoàn để thu hồi vật liệu và năng lượng; chú trọng chất thải rắn nông thôn; phòng ngừa, giảm thiểu và tái chế chất thải nhựa.
Bên cạnh đó, cần tăng cường xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự, tiếp tục nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường cấp vùng, cấp tỉnh, huyện và xã, huy động sự tham gia giám sát của các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng dân cư trong BVMT. Đồng thời, tiếp tục tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho BVMT, nhất là nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của các quỹ BVMT. Đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư từ các định chế tài chính quốc tế, để đầu tư vào các lĩnh vực mũi nhọn như xử lý chất thải rắn, xử lý ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí… tại các địa phương hiện nay.

Thái Sơn
Theo nhandan.com.vn (vtvanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
Tin mới
Cấy ghép tái tạo tai người
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu mới về việc tái tạo tai người thông qua việc sử dụng các cấy ghép, mở ra triển vọng lớn trong việc...
Thiết bị theo dõi ung thư vú gắn trong áo ngực
Các nhà khoa học Anh đang phát triển một thiết bị vừa với áo ngực và có thể theo dõi tình trạng khối u ung thư...
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật...
 Judith Campisi - Người giải mã quá trình lão hóa của tế bào
Nhà khoa học người Mỹ Judith Campisi đã có những nghiên cứu tiên phong về quá trình lão hóa của tế bào, góp phần mở ra những hướng đi mới...
Từ trường tăng cường năng lượng sạch
Các nhà nghiên cứu EPFL cho thấy rằng việc sử dụng từ trường có thể tăng cường xúc tác điện để sản xuất nhiên liệu bền vững bằng cách tăng...
Dữ liệu của NASA cho thấy hạn hán thay đổi trong việc phục hồi cháy rừng ở phương Tây
Một nghiên cứu mới sử dụng dữ liệu vệ tinh của NASA cho thấy hạn hán ảnh hưởng đến việc phục hồi các hệ sinh thái phía Tây sau hỏa...
Biến đổi khí hậu đe dọa thiên thạch ở Nam Cực
Nam Cực là nơi tập trung một lượng lớn thiên thạch mang đến cho lục địa băng giá một lượng thông tin vô song về Hệ Mặt trời. Tuy nhiên,...
Các phương trình đơn giản làm rõ câu hỏi hóc búa về khí hậu của đám mây
Phân tích mới dựa trên các phương trình đơn giản đã làm giảm sự không chắc chắn về việc mây sẽ ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu trong tương...
Đốt rác ngoài trời có liên quan đến ô nhiễm không khí ở Tây Bắc Greenland
Một nghiên cứu điển hình về tác động của việc đốt rác thải lộ thiên đối với chất lượng không khí ở Tây Bắc Greenland kêu gọi sự chú ý...
Nghiên cứu thí điểm cho thấy chế độ ăn ketogen cải thiện bệnh tâm thần
Một thử nghiệm lâm sàng nhỏ do Stanford Medicine dẫn đầu cho thấy tác động chuyển hóa của chế độ ăn ketogenic có thể giúp ổn định não...
Cần đầu tư vào khoa học khí hậu ở châu Phi
Châu Phi cần được đầu tư dài hạn vào cơ sở hạ tầng khoa học và sự nghiệp khoa học để cho phép lục địa này thích ứng với biến...
Nấm gây hại ếch và cóc trên toàn thế giới
Một phát hiện mới về loại vi-rút lây nhiễm nấm, vi-rút này có khả năng tiêu diệt nấm, cứu các loài lưỡng...
Nghiên cứu phát hiện đáy đại dương là
Khoa học mới đã nghiên cứu sâu về rác thải nhựa, đưa ra ước tính đầu tiên về lượng rác thải nhựa tồn tại dưới đáy...
Úc đối mặt với những đợt hạn hán lớn kéo dài hàng thập kỷ
Theo nghiên cứu mới của Đại học Quốc gia Úc (ANU) và Trung tâm Xuất sắc về Khí hậu Cực đoan ARC, Úc có thể sớm chứng kiến những đợt...
Nhựa làm từ thực vật thải ra vi nhựa ít hơn 9 lần so với nhựa thông thường
Một nghiên cứu mới cho thấy một loại vật liệu nhựa làm từ thực vật mới được phát triển sẽ thải ra lượng vi nhựa ít hơn 9 lần so...
-->
-->