Lượt truy cập:
Tiêu điểm [ Đăng ngày (05/06/2020) ]
Thúc đẩy hoạt động năng suất chất lượng: Doanh nghiệp hưởng 'trái ngọt'
Sau gần 10 năm triển khai Quyết định số 712/QĐ-TTg phê duyệt chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, đã có hàng nghìn doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng các mô hình mới để cải tiến năng suất, chất lượng.

Nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ tiếp cận các HTQLCL và công cụ cải tiến giúp thúc đẩy năng suất tại doanh nghiệp.

Dự án thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng (NSCL) thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện.

Theo Ban Điều hành Chương trình, việc triển khai ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng tiên tiến và áp dụng các tiêu chí quản lý của mô hình Giải thưởng Chất lượng quốc gia đã giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giảm chi phí sai lỗi, qua đó nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.

Theo đó, hoạt động thúc đẩy NSCL quốc gia đã được chứng minh là đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới và khu vực. Đây là hoạt động "xúc tác" thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.

Sau gần 10 năm triển khai tại các bộ, ngành, địa phương, Chương trình NSCL quốc gia 712 đã đạt nhiều kết quả nổi bật, nhiều cá nhân, doanh nghiệp điển hình được hỗ trợ từ chương trình và năng suất chất lượng đã tăng lên rõ rệt. Có nhiều doanh nghiệp báo cáo sau khi được hỗ trợ tư vấn và áp dụng các hệ thống, công cụ cải tiến năng suất năng suất của doanh nghiệp đã tăng lên 20-30% so với trước khi áp dụng. Tham gia chương trình này, doanh nghiệp được tiếp cận các Hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế như: ISO 9.000, ISO 14.000 và hệ thống công cụ cải tiến cơ bản như: 5S, Lean hoặc Lean 6 Sixma...

Có thể khẳng định, hoạt động thúc đẩy NSCL của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã mang lại nhiều kết quả nổi bật, cụ thể: Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua không ngừng cải tiến năng suất, chất lượng và hiệu quả quản lý.

Thứ hai, các doanh nghiệp đã đưa vào áp dụng các chương trình cải tiến năng suất, chất lượng, coi đó là hoạt động không thể thiếu trong doanh nghiệp mình. Các hoạt động quản lý chất lượng, cải tiến chất lượng, tiêu chuẩn hoá và ứng dụng tiêu chuẩn ngày càng được áp dụng hiệu quả và nhân rộng.

Thứ ba, các hệ thống quản lý như ISO 9000, SA 8000, ISO 14000, GMP, HACCP đã trở thành hệ thống quen thuộc với các doanh nghiệp. Đồng thời, các chương trình và công cụ cải tiến Kaizen, 5S, Lean, Lean 6 Sigma… và công cụ quản lý khác cũng được quan tâm, ứng dụng nhiều hơn.

Thứ tư, các tổ chức, cơ quan hành chính nhà nước cũng tham gia hỗ trợ tích cực trong việc thúc đẩy phong trào bằng việc tiếp thu và phổ biến những phương pháp mới, ứng dụng những công cụ quản lý như ISO 9000 để đẩy mạnh chất lượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Để có được kết quả trên, theo ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ KH&CN), thời gian qua, việc triển khai Chương trình 712 đã bám sát mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ đề ra. Các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, chủ động hơn trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ.

Tuy nhiên, sự tham gia của các doanh nghiệp vẫn còn bị động, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh; phần lớn doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực yếu, trang thiết bị sản xuất cũ; đội ngũ quản lý sản xuất còn hạn chế nên chưa đủ tự tin áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, chuyên gia năng suất, chất lượng còn hạn chế. Mạng lưới đơn vị quản lý, nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ về NSCL của các ngành, địa phương còn mỏng cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu của công tác quản lý nhà nước cũng như việc thúc đẩy hoạt động NSCL tại doanh nghiệp.


Hội nghị Ban điều hành Chương trình năng suất chất lượng quốc gia được tổ chức năm 2019.

Kinh phí đầu tư cho Chương trình còn hạn hẹp, nhiều địa phương không có điều kiện đầu tư hoặc chưa ưu tiên đầu tư kinh phí cho Dự án. Bên cạnh đó, các Bộ ngành chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động nâng cao NSCL, chưa nhận thức đầy đủ vai trò kiến tạo, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thông qua hỗ trợ áp dụng các giải pháp KH&CN. Vốn đối ứng của doanh nghiệp tham gia dự án chưa nhiều, doanh nghiệp chưa đủ nguồn lực để thực hiện các dự án cải tiến, do đó mức độ triển khai dự án tại doanh nghiệp khó khăn, nhỏ lẻ.

Theo Ban điều hành Chương trình, triển khai Chương trình NSCL đến năm 2020 đã thực hiện nhiệm vụ bước đầu , từng bước trang bị cơ sở hạ tầng cho hoạt động NSCL, chuẩn bị cho giai đoạn hành động tiếp theo là đẩy mạnh hoạt động nâng cao NSCL theo diện rộng và tập trung vào nâng cao NSCL cho doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các sản phẩm chủ lực, trọng điểm của nền kinh tế.

Hà Thanh
Theo VietQ.vn (vtvanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
Tin mới
Sản phẩm OCOP đang ngày càng chứng tỏ được vị trí, thương hiệu
Không chạy theo số lượng, những sản phẩm OCOP 5 sao được chọn lọc kỹ lưỡng, như cất giữ một phần ký ức làng quê gửi tới thế...
Đông Thuận đảm bảo an toàn giao thông
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, Đảng ủy và UBND xã Đông Thuận, huyện Thới Lai...
Thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và môi trường
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu hoàn thành các dự án chuyển đổi số quan trọng trong năm 2025, chuẩn bị đầu tư 2 dự án trọng...
Hội Cựu chiến binh tham gia đảm bảo an toàn giao thông
Từ đầu năm 2025 đến nay, Hội Cựu chiến binh (CCB) phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt tổ chức nhiều hoạt động đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) ở...
Tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm an toàn giao thông
Từ ngày 1-3-2025, sau khi công an các quận, huyện không còn hoạt động, Trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) Ba Láng được phân công phụ trách các tuyến giao...
Một số điểm mới của Luật Công chứng năm 2024
Ngày 26-11-2024, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công chứng năm 2024. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2025. Việc...
Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương
Sáng 25/6 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng...
Lãnh đạo thực hiện tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu
(CT) - Ngày 13-6, Đảng ủy Trung đoàn 932 tổ chức hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm...
Duy trì, nâng chất các tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp
Trong 6 tháng đầu năm 2025, cả hệ thống chính trị xã Ðịnh Môn, huyện Thới Lai phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực của các ngành, các...
Giữ gìn quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn nông thôn
(CT) - Trong giai đoạn 2021-2025, công tác giữ gìn quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng...
Việt Nam - Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác giống cây trồng, vật tư nông nghiệp
Việt Nam - Trung Quốc tăng cường kết nối, hợp tác trong lĩnh vực giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, mở ra cơ hội phát triển bền vững cho...
Khoa học dự báo, dẫn dắt ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn mới
Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị, Đảng bộ Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu tiếp tục khẳng định vai trò cơ quan nghiên...
Mối nguy hại khôn lường từ tư tưởng xét lại lịch sử
Trên thực tế, đa số các quan điểm xét lại, phủ nhận lịch sử đều xuất phát từ những thế lực chống đối, thành phần bất mãn chính trị và...
Tăng cường công tác phát triển đảng viên, nhất là trong sinh viên và đội ngũ giảng viên trẻ
(CT) - Ngày 25-6, Đại hội (ĐH) đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Tây Đô lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030 kết thúc thành công tốt đẹp. ĐH đã...
Tăng quyền địa phương, hợp thức hóa quản lý cộng đồng trong lĩnh vực thủy sản
Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 10/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tổ chức quản lý...
-->
-->