Lượt truy cập:
Tiêu điểm [ Đăng ngày (10/01/2017) ]
“Ấn tượng Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2016”
Chương trình “Ấn tượng Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2016” điểm lại những sự kiện tiêu biểu về khoa học công nghệ trong năm, được bình chọn bởi hội đồng do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thành lập, gồm các nhà quản lý uy tín, các nhà khoa học lớn trong cả nước.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh trả lời báo chí tại buổi họp báo về chương trình Gặp gỡ Việt Nam 2016. Ảnh: Loan Lê

Các sự kiện KH&CN được bình chọn năm 2016 bao gồm:

1. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII và Nghị quyết 297/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội khóa XIV:

Nghị quyết của Hội Nghị trung ương 4 khóa XII: Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chương III mục 2.3 của nghị quyết khẳng định: Ưu tiên phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là khoa học - công nghệ hiện đại, coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nghị quyết số 297/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội khóa XIV: Ngày 02/11/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 297/NQ-UBTVQH14 về nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2015-2020 và định hướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo.

Nghị quyết nêu rõ: Năm 2017, rà soát để đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo; đề xuất giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước đủ mạnh để quản lý về cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ; tăng cường năng lực chế tạo của các doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo cơ chế để các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển giao công nghệ, triển khai hoạt động thiết kế và chế tạo tại Việt Nam, giảm gia công, lắp ráp và sử dụng nhiều lao động; xây dựng chính sách nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao.

2. Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844); Tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quy mô quốc tế -Techfest VietNam 2016

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”: Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đến năm 2025”. Mục tiêu của đề án là tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng...

Techfest 2016 góp phần tích cực trong việc kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc tế.

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quy mô quốc tế - Techfest VietNam 2016: Ngày 12-13/11/2016, Bộ KH&CN tổ chức sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest VietNam 2016) nhằm kết nối các nhà đầu tư trong nước và quốc tế với các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; chia sẻ những kinh nghiệm, bài học sâu sắc về khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tôn vinh các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các chương trình tài trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các nhà đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đồng thời kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc tế. Techfest VietNam 2016 đã có hơn 3.000 lượt người tham gia, 250 lượt gặp gỡ, kết nối đầu tư, gần 150 nhà đầu tư trong và quốc tế cùng khoảng 180 doanh nghiệp KH&CN, hơn 1000 gian hàng, 80 diễn giả.

3. Chương trình Gặp gỡ Việt Nam 2016 và Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 5

Chương trình Gặp gỡ Việt Nam 2016: Chương trình do Bộ KH&CN, Hội Gặp gỡ Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức trong 2 ngày 7-8/7 tại thành phố biển Quy Nhơn, Bình Định.

Mục tiêu của các chuỗi hội thảo khoa học trong chương trình là đưa các nhà khoa học quốc tế đến Việt Nam để chia sẻ với các nhà khoa học Việt Nam những kết quả nghiên cứu mới nhất cũng như sự phát triển của khoa học quốc tế. Trong khuôn khổ của chương trình Gặp gỡ Việt nam 2016 đã diễn ra hội thảo quốc tế “Khoa học cơ bản và xã hội” với 7 chủ đề tham luận: Tầm quan trọng của theo đuổi khoa học cơ bản ở các nước mới nổi; Khoa học cơ bản và sự phát triển bền vững; Nghiên cứu cơ bản và hòa bình; Nghiên cứu cơ bản và khí hậu; Nghiên cứu cơ bản và sức khỏe; Nghiên cứu cơ bản và sự phát triển giáo dục toàn cầu, kiến thức và công nghệ; Nghiên cứu cơ bản, mở cửa đổi mới và hợp tác kinh tế.

Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 5 năm 2016: Hội thảo diễn ra từ ngày 15-16/12 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội với chủ đề “Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”. Đây diễn đàn học thuật thảo luận và đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề đương đại của Việt Nam và đẩy mạnh sự phát triển mạng lưới Việt Nam học toàn cầu, quy tụ đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tiến tới hình thành một tổ chức quốc tế về Việt Nam học.

Nếu như các hội thảo trước đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn thì nội dung của hội thảo lần này được mở rộng hơn, tạo ra diễn đàn học thuật góp phần giải quyết các vấn đề đương đại của Việt Nam, từ vấn đề ngoại giao, hợp tác và hội nhập quốc tế, đến nguồn lực văn hóa; giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao tri thức và công nghệ; kinh tế, sinh kế và biến đổi khí hậu…

4. Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 thành công với các kết quả nổi bật:

Quy trình công nghệ nhân giống cây và sản xuất củ giống khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ khí canh đã được nâng cấp lên quy mô công nghiệp. Với công nghệ này, nhiều địa phương có thể sản xuất ra củ giống sạch bệnh đạt chất lượng đạt tiêu chuẩn 10 TCN 316-2003 và cơ hội tốt để xây dựng được mô hình sản xuất củ giống quy mô hàng trăm hecta với giá thành cạnh tranh với giá giống nhập ngoại. Đến nay, quy trình nhân giống này đã và đang chuyển giao cho các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang và một đơn vị của Bộ KH&CN Indonesia (Chương trình KC.04).

Khoai tây sạch bệnh được nhân giống bằng khí canh


Hệ thống cảnh báo lũ lụt trực tuyến được xây dựng dựa trên sự tích hợp của công nghệ thông tin và thiết bị truyền thông. Không quá phức tạp nhưng hệ thống đã mang lại hiệu quả rất lớn về mặt kinh tế xã hội, cung cấp cho người dân, chính quyền địa phương các thông tin chính xác về tình trạng lũ lụt trên các lưu vực sông, qua đó hỗ trợ cho việc ra quyết định di tản người dân, tài sản một cách chủ động. Ngay sau khi được kiểm chứng trên lưu vực sông Vu Gia –Thu Bồn, Ủy ban Phòng chống lụt bão Trung ương chấp nhận triển khai lắp đặt 2 hệ thống cho các lưu vực sông tại miền Trung nhằm giảm thiểu những thiệt hại do lũ lụt gây ra (Chương trình KC.01/11-15).

Kết quả nổi bật của chương trình “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015”, mã số: KX.04/11-15:Kết quả của 31 đề tài đã tập trung vào việc cung cấp luận phục vụ trực tiếp xây dựng Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới và soạn thảo các dự án thảo văn kiện Đại hội XII, đồng tời đưa ra nhận thức mới về kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; những đề xuất, quan điểm giải pháp mới cho giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030; đề xuất bổ sung, hoàn thiện một số quan điểm của Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về văn hóa; đưa ra hệ giá trị con người Việt Nam, nêu ra 5 nhóm giải pháp chủ yếu để hiện thực hóa hệ giá trị định hướng cốt lõi vào cuộc sống…

Các đề tài trong chương trình đã xuất bản 40 cuốn sách chuyên khảo “một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới”, hơn 400 bài báo đăng ở tạp chí trong nước, 10 bài báo đăng quốc tế…

5. Việt Nam thử nghiệm lâm sàng thành công vaccine phối hợp sởi-rubella (MR)

Bộ Y tế vừa thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng cho vaccine phối hợp sởi-rubella (MR) do Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (POLYVAC) sản xuất. Đây là vaccine MR đầu tiên được chuyển giao công nghệ sản xuất thành công tại Việt Nam, được triển khai từ tháng 5/2013. Tháng 3/2016, vaccine MR đã được thử nghiệm lâm sàng và được đánh giá là an toàn, hiệu quả. Trong thời gian tới, Polyvac sẽ hoàn thành các thủ tục liên quan đến cấp phép lưu hành sản phẩm để có thể cung cấp vaccine MR cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, phục vụ tiêm miễn phí cho trẻ em Việt Nam dự kiến từ năm 2017.

Việt Nam là một trong 25 quốc gia sản xuất được vaccine trên thế giới và là nước thứ tư tại châu Á có thể sản xuất vaccine MR, sau Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc.

6. Bước đầu thành công ứng dụng robot trong phẫu thuật nội soi ở trẻ em.

Lần đầu tiên ở Việt Nam, Bệnh viện Nhi trung ương đưa công nghệ phẫu thuật nội soi bằng robot vào điều trị các bệnh lý phức tạp cho trẻ em như nang ống mật chủ, thận ứ nước do hội chứng khúc nối bể thận niệu quản, phình đại tràng bẩm sinh. Việc nhiều bệnh nhi được “người máy” mổ thành công sau hơn 2 năm đã khẳng định năng lực của các phẫu thuật viên Việt Nam.

Ở Việt Nam, hiện chỉ Bệnh viện Nhi Trung ương được trang bị hệ thống phẫu thuật Robot Davinci. Trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp quốc gia, nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã bước đầu thực hiện thành công ứng dụng Robot trong phẫu thuật nội soi điều trị một số bệnh ở trẻ em. Kỹ thuật phẫu thuật nội soi robot giúp giảm sang chấn, giảm đau sau mổ, giảm biến chứng, rút ngắn thời gian điều trị sau mổ và giá trị thẩm mĩ cao hơn, tỷ lệ biến chứng rất thấp.

7. Lần đầu tiên trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa

Ngày 11/9/2016, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức lễ trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ nhất nhân kỷ niệm 103 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Giải thưởng vinh danh công trình nghiên cứu có giá trị khoa học xuất sắc và đã triển khai ứng dụng ở Việt Nam, có đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh – quốc phòng của đất nước.

Giải thưởng sẽ được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao tặng mỗi năm một lần. Năm nay, Ban tổ chức nhận được 15 công trình tham gia Giải thưởng thuộc ba lĩnh vực: Khoa học thông tin và khoa học máy tính; hóa học; khoa học sự sống.

8. Phát hiện, nghiên cứu nhóm di tích khảo cổ học giai đoạn sơ kỳ thời đại đồ đá cũ ở An Khê (Gia Lai)

Trong 2 năm từ năm 2015 đến 2016, các nhà khoa học của Viện khảo cổ học Việt Nam và Viện khảo cổ học - Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga đã phát hiện một số lượng lớn các hiện vật đá tại các điểm di tích Gò Đá, Rộc Tưng và một số điểm di tích khác tại thị xã An Khê, Gia Lai. Nổi bật là các loại rìu tay và các mẩu tectit (đá thiên thạch), được xác định là thuộc sơ kỳ Đá cũ - thời buổi bình minh xuất hiện loài người.

Kết quả của cuộc khai quật đã đưa ra khỏi lòng đất rất nhiều hiện vật có giá trị: 58 hiện vật đá tại di tích Gò Đá (phường An Bình, thị xã An Khê), gồm: 9 công cụ mũi nhọn, 5 công cụ chặt, 9 nạo, 2 hòn ghè, 6 công cụ mảnh tước, 3 công cụ hạch không định hình, 12 mảnh tước và 12 hạch đá. Tìm thấy 123 hiện vật đá tại di tích Tộc Rưng (xã Xuân An, thị xã An Khê), gồm: 1 công cụ ghè 1 mặt, 7 công cụ mũi nhọn, 2 công cụ nạo cắt, 1 công cụ chặt thô, 18 mảnh cuội, 4 mảnh tước và 13 hạch đá, 102 mảnh tectit...

Phát hiện khảo cổ học tại An Khê không chỉ có ý nghĩa trong một quốc gia, mà đó là niềm tự hào của cả khu vực Đông Nam Á. Việc phát hiện nhóm di tích sơ kỳ Đá cũ ở An Khê là bằng chứng khẳng định, thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng cư dân cổ cách đây khoảng trên dưới 80 vạn năm. Đây cũng tạm thời được xem như là mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

Bộ Khoa học và Công nghệ (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
Tin mới
Meta giới thiệu Chatbot AI khởi tạo liên lạc mà không cần người dùng nhắc nhở
Meta vẫn chưa công bố rõ ràng về chiến lược dài hạn đối với các trợ lý AI của mình, đặc biệt là liên quan đến khả năng tích hợp...
Phát hiện mới: Vàng từ lõi trái đất
Các nhà khoa học đã phát hiện bằng chứng cho thấy các kim loại quý như vàng đang rò rỉ từ lõi trái đất ra lớp phủ, cuối cùng chảy...
Cây rừng nhiệt đới đang chết dần do bão đối lưu ngắn, cường độ cao
Các nhà khoa học ngày càng nhận thức rõ rằng số lượng cây chết ở rừng nhiệt đới đang gia tăng một cách đáng báo động, và nguyên nhân chủ...
Liệu pháp gen chống lão hóa mới kéo dài tuổi thọ lên đến 20%
Nghiên cứu toàn cầu do Viện Khoa học Thần kinh thuộc Đại học Tự trị Barcelona (INc-UAB) dẫn đầu đã chỉ ra rằng việc tăng cường mức protein Klotho ở...
Cà chua “tiến hóa ngược” ở quần đảo Galapagos
Nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng đảo ngược quá trình tiến hóa, như ví dụ ở cà chua trên đảo Galápagos, có thể không chỉ giới hạn trong...
Soi loài bọ ngựa duy nhất nằm trong Sách Đỏ Việt Nam
Bọ ngựa thông thường (Mantis religiosa) là loài duy nhất thuộc bộ Bọ ngựa (Mantodea) được đưa vào Sách Đỏ Việt...
Tế bào bị bỏ qua có thể chứa bí mật về cách ung thư lan rộng
Các tế bào từng được xem là thụ động giờ đây đã được nhìn nhận lại như những nhà điêu khắc trong quá trình phát triển của cơ thể. Chúng...
Sản phẩm OCOP đang ngày càng chứng tỏ được vị trí, thương hiệu
Không chạy theo số lượng, những sản phẩm OCOP 5 sao được chọn lọc kỹ lưỡng, như cất giữ một phần ký ức làng quê gửi tới thế...
Đông Thuận đảm bảo an toàn giao thông
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, Đảng ủy và UBND xã Đông Thuận, huyện Thới Lai...
Thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và môi trường
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu hoàn thành các dự án chuyển đổi số quan trọng trong năm 2025, chuẩn bị đầu tư 2 dự án trọng...
Hội Cựu chiến binh tham gia đảm bảo an toàn giao thông
Từ đầu năm 2025 đến nay, Hội Cựu chiến binh (CCB) phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt tổ chức nhiều hoạt động đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) ở...
Tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm an toàn giao thông
Từ ngày 1-3-2025, sau khi công an các quận, huyện không còn hoạt động, Trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) Ba Láng được phân công phụ trách các tuyến giao...
Một số điểm mới của Luật Công chứng năm 2024
Ngày 26-11-2024, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công chứng năm 2024. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2025. Việc...
Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương
Sáng 25/6 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng...
Lãnh đạo thực hiện tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu
(CT) - Ngày 13-6, Đảng ủy Trung đoàn 932 tổ chức hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm...
-->
-->