Thông tin [ Đăng ngày (30/03/2024) ]
Hơn 60% các địa phương bố trí kinh phí sự nghiệp KH&CN cao hơn mức trung ương giao
Báo cáo của Bộ KH&CN tại Hội nghị Giám đốc sở KH&CN toàn quốc năm 2024 cho thấy, về cơ bản, năm 2023 các địa phương đều bố trí kinh phí sự nghiệp KH&CN đảm bảo tối thiểu bằng mức cân đối của Trung ương. Đặc biệt, có 39/63 địa phương (61%) chủ động cân đối, bố trí kinh phí cao hơn mức Trung ương thông báo.

Công tác đầu tư tài chính cho hoạt động KH,CN&ĐMST của các tỉnh/thành phố ngày càng được quan tâm chú trọng, kinh phí dành cho KH&CN ngày càng cao cũng như đối ứng để triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia do ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Điều đó cho thấy, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã dành sự quan tâm lớn cho hoạt động khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.

Kinh phí sự nghiệp KH&CN do Trung ương thông báo năm 2023 là 3.291,0 tỷ đồng (cao hơn so với năm 2022 là 96,0 tỷ đồng); UBND tỉnh/thành phố phê duyệt là 4.098,9 tỷ đồng, đạt 124,5% so với kinh phí Trung ương thông báo.

Các tỉnh bố trí vốn cao hơn thông báo điển hình gồm có: Quảng Ninh đã bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN cao hơn số kinh phí Trung ương giao gấp 2,8 lần; Thanh Hóa (2,0 lần); Bà Rịa -Vũng Tàu (1,8 lần); Bến Tre, Lào Cai (1,6 lần)…

Nhìn chung, các địa phương vẫn tiếp tục dành khoảng 60 - 65% kinh phí sự nghiệp KH&CN chi cho hoạt động nghiên ứng dụng và phát triển công nghệ. Theo báo cáo của các địa phương, các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở cũng được tổ chức triển khai theo hướng nâng cao hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn để phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, tạo ra sản phẩm mới, theo hướng chuỗi giá trị sản phẩm, tập trung ưu tiên vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng có lợi thế của địa phương; đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống.

Báo cáo cũng cho biết, những năm gần đây công tác xã hội hoá trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ngày càng được tăng cường. Bộ KH&CN và các địa phương tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm huy động hiệu quả các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho hoạt động KH,CN&ĐMST.

Một số doanh nghiệp là điểm sáng về chủ động đầu tư cho KH,CN&ĐMST, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao như: (i) Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF) tài trợ 160 tỷ đồng cho KH&CN năm 2023; (ii) Tập đoàn Sao Mai tỉnh An Giang đã dành khoảng 50 tỷ cho nghiên cứu phát triển; (iii) Công ty Dược Hậu Giang dành hơn 50 tỷ đồng cho các hoạt động nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đổi mới công nghệ; (iv) TP. Hồ Chí Minh đã có hơn 100 Quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động; (v) Quảng Ninh có 7 doanh nghiệp đã thành lập Quỹ phát triển KH&CN với tổng số vốn là 779 tỷ đồng cho hoạt động nghiên cứu, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại các đơn vị…

B. Như
Theo khoahocphattrien.vn (ntptuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xem nhiều

Tiêu điểm

Phát triển công nghiệp bán dẫn là cơ hội để Việt Nam tạo dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà
Tối ưu hóa nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
2024: Dự đoán 10 xu hướng khoa học
KH&CN năm 2024: Giải phóng các nguồn lực bằng những cơ chế mới
Những sự kiện khoa học đáng chú ý năm 2024
Tổng kết Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Thông cáo báo chí Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - Techfest Cantho 2023 với chủ đề “Hào khí Tây Đô”
Trao Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên toàn quốc năm 2023
Chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Chuyển đổi số muốn thành công cần có chiến lược và chuyển đổi tự thân trong tổ chức
Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm kinh tế số ảo của khu vực và thế giới
Khai mạc sự kiện triển lãm “Thành tựu khoa học và công nghệ Cần Thơ” trong chuỗi sự kiện “Thành phố Cần Thơ – 20 năm thành tựu và phát triển”
Cần Thơ - Trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long
Siêu thị số  
 
Phương pháp dự đoán và chủ động trong bảo mật trí tuệ nhân tạo
Bảo mật công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra nhiều thách thức và luôn thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Khi công nghệ AI phát triển, rủi ro và bề mặt tấn công cùng các mối đe dọa mới ngày càng tăng cao. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà phát triển, tổ chức và doanh nghiệp phải có cách tiếp cận chủ động, thường xuyên đánh giá và cập nhật các biện pháp bảo mật.


 
Công nghệ 4.0  
 
Samsung mang đến "AI toàn năng – thăng hạng toàn diện" cho người dùng TV
Gần 2 thập kỷ nắm giữ vị thế hàng đầu thị trường TV toàn cầu, Samsung đã liên tục phá vỡ các giới hạn về công nghệ và sáng tạo. Trong kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo, "ông lớn" công nghệ tiếp tục đưa nâng cao tiềm năng của TV thông minh, trao quyền để người dùng tận hưởng cuộc sống thông thái.


 
Tin học  
 
Phương pháp dự đoán và chủ động trong bảo mật trí tuệ nhân tạo
Bảo mật công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra nhiều thách thức và luôn thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Khi công nghệ AI phát triển, rủi ro và bề mặt tấn công cùng các mối đe dọa mới ngày càng tăng cao. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà phát triển, tổ chức và doanh nghiệp phải có cách tiếp cận chủ động, thường xuyên đánh giá và cập nhật các biện pháp bảo mật.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->