Truyền thông [ Đăng ngày (23/03/2024) ]
Sửa đổi quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp
Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

Bộ KH&CN cho biết, giai đoạn 2015-2021, số tiền trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp cả nước đạt trên 23.000 tỷ đồng và sử dụng trên 14.000 tỷ đồng đã góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động KH&CN và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã chủ động trích lập và sử dụng hiệu quả nguồn lực này cho hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Theo số liệu về tình hình trích lập và sử dụng Quỹ năm 2022 do Tổng cục thuế cung cấp, có khoảng 220 doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ trong năm 2022 với tổng số tiền trích lập là khoảng 6.500 tỷ; số Quỹ được sử dụng khoảng 3.200 tỷ, trong đó số Quỹ được sử dụng từ nguồn trích lập trong năm 2022 là khoảng 848 tỷ. So sánh với năm 2021 (có 254 doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ với tổng số tiền trích lập là 3.349 tỷ đồng, số Quỹ được sử dụng là 684 tỷ đồng) cho thấy số liệu về trích lập và sử dụng Quỹ năm 2022 đã có sự gia tăng đáng kể so với năm 2021.

Số tiền từ Quỹ chi cho hoạt động KH&CN chỉ đạt 60%

Tuy nhiên, theo thống kê của Tổng Cục thuế, số tiền và số doanh nghiệp trích lập Quỹ không nhiều; việc sử dụng số tiền từ Quỹ chi cho hoạt động KH&CN chỉ đạt 60%. 

Việc trích lập và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp còn một số tồn tại, hạn chế:

Chưa bình đẳng về quy định tỉ lệ trích lập Quỹ giữa các doanh nghiệp: Cùng là doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp nhà nước phải trích lập từ 3-10% lợi nhuận trước thuế, trong khi các doanh nghiệp khác thì chỉ quy định trích lập tối đa 10%, thậm chí không trích lập Quỹ. Điều này đi ngược lại chính sách khuyến khích huy động nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.

Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về Quỹ chưa đồng bộ và chặt chẽ: Thiếu chế tài xử lý doanh nghiệp nhà nước không trích lập hoặc trích lập không đủ tỉ lệ tối thiểu 3% theo quy định dẫn đến tình trạng tỉ lệ doanh nghiệp trích lập Quỹ và số tiền Quỹ được trích lập đều rất thấp.

Quy định pháp luật về xử lý Quỹ được trích lập nhưng chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% chưa khuyến khích doanh nghiệp trích lập Quỹ và tích lũy Quỹ cho các dự án nghiên cứu dài hạn.

Thủ tục mua sắm phục vụ nhiệm vụ KH&CN chưa phù hợp tình hình thực tế. Việc mua sắm các vật tư, thiết bị phục vụ nhiệm vụ KH&CN phải thực hiện theo thủ tục đấu thầu theo pháp luật về đấu thầu dự án đầu tư với thủ tục phức tạp, mất rất nhiều thời gian, không phù hợp với tính mới, tính hiếm, tính kịp thời, tính rủi ro cao của hoạt động KH&CN...

Tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp không quá 10% thu nhập tính thuế

Khắc phục hạn chế trên, dự thảo Nghị định đề xuất sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 9 về tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp Nhà nước theo hướng: doanh nghiệp nhà nước chủ động xác lập tỷ lệ trích lập Quỹ tối thiểu nhưng không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập năm nhằm bảo đảm tính bình đẳng về quy định tỷ lệ trích lập Quỹ giữa các doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác. 

Đồng thời, việc sửa đổi quy định này cũng làm giảm các ảnh hưởng đến đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp nhà nước theo Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 6/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung chi của Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 10 về nội dung chi của Quỹ. Bổ sung các nội dung chi cho hoạt động KH&CN đã được quy định tại Điều 4 của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP nhưng chưa được quy định tại Điều 10 của Nghị định:

Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 về nội dung chi "mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp" theo quy định tại điểm b mục 3 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Trong đó, dự thảo Nghị định xây dựng 02 phương án đối với nội dung này:

Phương án 1: "Mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu để thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp."

Phương án 2: "Mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp."

Sửa quy định về quản lý Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp

Sửa đổi quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 11 về việc các doanh nghiệp đã đóng góp vào Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia, bộ, ngành, địa phương có quyền yêu cầu hỗ trợ từ Quỹ phát triển KH&CN theo hướng: Doanh nghiệp nhà nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết Quỹ phát triển KH&CN sẽ nộp về Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia thay vì nộp về Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia theo quy định hiện nay.

Bổ sung quy định về việc đề xuất phương án xử lý số tiền tồn dư do doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ phát triển KH&CN các cấp theo quy định tại khoản 6 Điều 11, nguyên nhân do: Hiện tại Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia đang quản lý khoản kinh phí do doanh nghiệp đóng góp về Quỹ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 11 của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP nhưng các doanh nghiệp đã đóng góp chưa có yêu cầu hỗ trợ từ Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia; dẫn đến nguồn tiền tồn dư này chưa được sử dụng, khai thác hiệu quả.

Do vậy, dự thảo Nghị định đề xuất quy định: "Sau 05 năm kể từ khi doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hoặc quỹ phát triển KH&CN của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố, nếu doanh nghiệp không có yêu cầu sử dụng số kinh phí đã đóng góp thì không được yêu cầu Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hoặc quỹ phát triển KH&CN của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố hỗ trợ bằng số đã đóng. Nguồn đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hoặc quỹ phát triển KH&CN của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố sau 5 năm được bổ sung nguồn kinh phí của các Quỹ để dùng cho các hoạt động tài trợ, cho vay theo điều lệ Quỹ. Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hoặc quỹ phát triển KH&CN của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố hàng năm có trách nhiệm báo cáo và đề xuất phương án xử lý số kinh phí tồn dư cơ quan quản lý cấp trên để xử lý theo quy định."

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Hiển
Theo Báo điện tử Chính phủ (ntqnhu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xem nhiều

Tiêu điểm

Phát triển công nghiệp bán dẫn là cơ hội để Việt Nam tạo dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà
Tối ưu hóa nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
2024: Dự đoán 10 xu hướng khoa học
KH&CN năm 2024: Giải phóng các nguồn lực bằng những cơ chế mới
Những sự kiện khoa học đáng chú ý năm 2024
Tổng kết Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Thông cáo báo chí Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - Techfest Cantho 2023 với chủ đề “Hào khí Tây Đô”
Trao Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên toàn quốc năm 2023
Chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Chuyển đổi số muốn thành công cần có chiến lược và chuyển đổi tự thân trong tổ chức
Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm kinh tế số ảo của khu vực và thế giới
Khai mạc sự kiện triển lãm “Thành tựu khoa học và công nghệ Cần Thơ” trong chuỗi sự kiện “Thành phố Cần Thơ – 20 năm thành tựu và phát triển”
Cần Thơ - Trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long
Siêu thị số  
 
Phương pháp dự đoán và chủ động trong bảo mật trí tuệ nhân tạo
Bảo mật công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra nhiều thách thức và luôn thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Khi công nghệ AI phát triển, rủi ro và bề mặt tấn công cùng các mối đe dọa mới ngày càng tăng cao. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà phát triển, tổ chức và doanh nghiệp phải có cách tiếp cận chủ động, thường xuyên đánh giá và cập nhật các biện pháp bảo mật.


 
Công nghệ 4.0  
 
Vì sao iPhone không thể ghi âm cuộc gọi?
Mặc dù có các ứng dụng ghi âm cuộc gọi trên App Store của Apple nhưng hầu hết chúng không thực sự hữu ích.


 
Tin học  
 
Phương pháp dự đoán và chủ động trong bảo mật trí tuệ nhân tạo
Bảo mật công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra nhiều thách thức và luôn thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Khi công nghệ AI phát triển, rủi ro và bề mặt tấn công cùng các mối đe dọa mới ngày càng tăng cao. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà phát triển, tổ chức và doanh nghiệp phải có cách tiếp cận chủ động, thường xuyên đánh giá và cập nhật các biện pháp bảo mật.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->