Truyền thông [ Đăng ngày (23/03/2024) ]
Việt Nam - New Zealand: Thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế - xã hội
Thời gian tới, Việt Nam và New Zealand sẽ đẩy mạnh hợp tác hiệu quả thông qua các sáng kiến từ cả hai bên về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) để thúc đẩy, kết nối mạnh mẽ hơn nữa hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của hai nước, phục vụ thiết thực các mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội bền vững dựa trên KH,CN&ĐMST.

Đẩy mạnh kết nối KH,CN&ĐMST

Sáng 10/3/2024, tại thành phố Auckland, trong chương trình chuyến thăm chính thức New Zealand, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp, làm việc với đại diện Tổ chức Kết nối mạng lưới trí thức Việt Nam hoạt động tại New Zealand (VietTechNZ).

Cùng tham dự buổi làm việc có Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; lãnh đạo các bộ, ngành.

Tại cuộc tiếp, làm việc, ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Tập đoàn Công nghệ CodeHQ - nhà sáng lập nhóm và các thành viên đã trình bày về ngành công nghiệp công nghệ tại New Zealand; hướng phát triển tương lai và cơ hội hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực công nghệ y tế, giáo dục…; cũng như giới thiệu về VietTechNZ, cộng đồng chuyên gia công nghệ Việt tại New Zealand, sứ mệnh, tầm nhìn và kế hoạch phát triển; nêu một số đề xuất, kiến nghị, đặc biệt là liên quan tới đào tạo nhân lực chất lượng cao, định hướng phát triển các công ty công nghệ…


Quang cảnh buổi làm việc.

Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ KH&CN luôn coi trọng đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, coi đây là nguồn lực vô cùng quan trọng trong tổng thể tiềm lực KH&CN quốc gia. Hiện nay, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặt ra nhiều yêu cầu cho ngành KH&CN của Việt Nam. Để đáp ứng được các yêu cầu đó, một trong những giải pháp là làm sao thu hút được sự đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có New Zealand.

Đồng thời, Bộ trưởng đã trao đổi một số nội dung như: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ KH&CN xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về phát triển đội ngũ trí thức. Trong đó, đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài là cấu phần không thể tách rời; Bộ KH&CN cũng mong muốn VietTech cùng tham gia triển khai Đề án 2395 về đào tạo nhân lực KH&CN. Thủ tướng cũng đã phân công Bộ KH&CN nghiên cứu xây dựng Giải thưởng khoa học cho người Việt Nam ở nước ngoài. Do đó sẽ cần tham vấn các trí thức Việt Nam ở nước ngoài trong đó có New Zealand. Bộ KH&CN đang tập trung sửa Luật KH&CN theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và mong muốn được tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài. 


Bộ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại buổi làm việc.


Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tại buổi làm việc.

Thống nhất các phương hướng lớn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - New Zealand

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức New Zealand, sáng 11/3/2024, lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Tòa nhà Quốc hội ở Thủ đô Wellington, New Zealand. 

Ngay sau lễ đón đã diễn ra cuộc Hội đàm giữa hai bên. Tại Hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đã thống nhất các phương hướng lớn làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực, được bao quát trong ba cặp từ khóa “ổn định và củng cố”, “tăng cường và mở rộng”, “tăng tốc và bứt phá”. 

Ngay sau khi hai Thủ tướng của hai nước Việt Nam và New Zealand có cuộc hội đàm, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đã có cuộc gặp gỡ song phương với bà JuDith Collins, Bộ trưởng Khoa học, Đổi mới sáng tạo và Công nghệ, Bộ Kinh doanh, Đổi mới sáng tạo và việc làm New Zealand (MBIE). 

Tại cuộc gặp song phương, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, tiềm lực và trình độ KH&CN của Việt Nam tăng cao so với hơn 10 năm về trước. Chính phủ Việt Nam coi trọng và xác định phát triển KH,CN&ĐMST là một trong ba đột phá chiến lược, là động lực chính đưa Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nước có công nghiệp hiện đại vào năm 2030, nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. 

Về định hướng công nghệ, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ tập trung vào: Công nghệ thông tin và truyền thông; Công nghệ sinh học; Công nghệ vật liệu mới; Công nghệ chế tạo - tự động hóa; Công nghệ biển; Công nghệ phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; Công nghệ năng lượng; Công nghệ môi trường; Công nghệ vũ trụ; Công nghệ xây dựng, giao thông và hạ tầng tiên tiến, thông minh.

Đồng thời, Bộ trưởng đánh giá cao năng lực và tiềm lực KH&CN của New Zealand, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, sức khỏe, môi trường, năng lượng và tài nguyên bền vững, nghiên cứu biển và các ngành công nghiệp trong tương lai và Bộ MBIE giữ một vai trò rất quan trọng trong các thành công này. 

Thời gian qua, hợp tác về KH&CN giữa hai nước đã được đặt nền móng thông qua khuôn khổ Bản ghi nhớ hợp tác về KH&CN giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Nghiên cứu, khoa học và công nghệ New Zealand và được hiện thực hóa thông qua các dự án nghiên cứu chung, mang lại những hiệu quả thiết thực và bền vững cho Việt Nam. Với cơ hội hợp tác đang trở nên rộng mở hơn khi hai nước ngày càng phát triển giao lưu về mọi mặt. 

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và Bộ trưởng JuDith Collins cũng đã trao đổi về hợp tác nghiên cứu phát triển chip bán dẫn giữa hai nước trong thời gian tới. Hai bộ trưởng nhất trí đánh giá tình hình hợp tác KH&CN giữa hai nước đã có nhiều thay đổi kể từ MOU được ký vào năm 2010. Do đó, hai bên thống nhất sẽ ký mới MOU giữa hai Bộ để làm cơ sở triển khai hoạt động hợp tác về KH,CN&ĐMST thời gian tới. 

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt bày tỏ tin tưởng rằng trong thời gian tới, Bộ KH&CN Việt Nam và MBIE sẽ phối hợp xây dựng các mối quan hệ thực chất, hiệu quả nhằm triển khai các hợp tác thông qua các sáng kiến từ cả hai bên về KH,CN&ĐMST để thúc đẩy, kết nối mạnh mẽ hơn nữa hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của hai nước, phục vụ thiết thực các mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội bền vững dựa trên KH,CN&ĐMST.

MOST (ntqnhu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xem nhiều

Tiêu điểm

Phát triển công nghiệp bán dẫn là cơ hội để Việt Nam tạo dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà
Tối ưu hóa nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
2024: Dự đoán 10 xu hướng khoa học
KH&CN năm 2024: Giải phóng các nguồn lực bằng những cơ chế mới
Những sự kiện khoa học đáng chú ý năm 2024
Tổng kết Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Thông cáo báo chí Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - Techfest Cantho 2023 với chủ đề “Hào khí Tây Đô”
Trao Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên toàn quốc năm 2023
Chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Chuyển đổi số muốn thành công cần có chiến lược và chuyển đổi tự thân trong tổ chức
Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm kinh tế số ảo của khu vực và thế giới
Khai mạc sự kiện triển lãm “Thành tựu khoa học và công nghệ Cần Thơ” trong chuỗi sự kiện “Thành phố Cần Thơ – 20 năm thành tựu và phát triển”
Cần Thơ - Trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long
Siêu thị số  
 
Phương pháp dự đoán và chủ động trong bảo mật trí tuệ nhân tạo
Bảo mật công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra nhiều thách thức và luôn thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Khi công nghệ AI phát triển, rủi ro và bề mặt tấn công cùng các mối đe dọa mới ngày càng tăng cao. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà phát triển, tổ chức và doanh nghiệp phải có cách tiếp cận chủ động, thường xuyên đánh giá và cập nhật các biện pháp bảo mật.


 
Công nghệ 4.0  
 
Vì sao iPhone không thể ghi âm cuộc gọi?
Mặc dù có các ứng dụng ghi âm cuộc gọi trên App Store của Apple nhưng hầu hết chúng không thực sự hữu ích.


 
Tin học  
 
Phương pháp dự đoán và chủ động trong bảo mật trí tuệ nhân tạo
Bảo mật công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra nhiều thách thức và luôn thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Khi công nghệ AI phát triển, rủi ro và bề mặt tấn công cùng các mối đe dọa mới ngày càng tăng cao. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà phát triển, tổ chức và doanh nghiệp phải có cách tiếp cận chủ động, thường xuyên đánh giá và cập nhật các biện pháp bảo mật.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->