Ứng dụng [ Đăng ngày (04/03/2021) ]
Cục Công tác phía Nam hợp tác với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới ở ĐBSCL
Cục Công tác phía Nam (Bộ KH&CN) và Công ty DKT vừa ký thỏa thuận hợp tác ứng dụng công nghệ mới vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch… tại ĐBSCL.

Dự án xây dựng cầu, đường nông thôn. Ảnh: DKT
Ngày 2/3 tại TPHCM, trong dịp kỷ niệm 10 năm, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DKT đã khai trương Văn phòng đại diện tại khu vực phía Nam.

Trước đó, Cục Công tác phía Nam và Công ty DKT đã ký thỏa thuận hợp tác trong việc ứng dụng công nghệ mới vào các ngành công, nông nghiệp, du lịch… tại ĐBSCL.

Cụ thể, thời gian tới, Công ty hợp tác cùng Cục Công tác phía Nam triển khai ứng dụng các công nghệ để quan trắc cảnh báo sớm ngập mặn cho khu vực ĐBSCL; công nghệ sản xuất vật liệu siêu bền, siêu nhẹ từ tro bay của nhà máy nhiệt điện để xây dựng cầu đường tại ĐBSCL;…

“Thông qua cơ quan quản lý nhà nước như Cục Công tác phía Nam, Công ty có thể kết nối với các địa phương, viện trường, doanh nghiệp để cùng phối hợp thực hiện các dự án nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào các lĩnh vực nông nghiêp, công nghiệp, du lịch,… tại ĐBSCL”, ông Bùi Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty DTK, cho biết.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DKT chuyên làm việc trong lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, điện; nghiên cứu, tư vấn ứng dụng đổi mới sang tạo công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đô thị thông minh;... Đến nay, DKT đã thực hiên một số dự án nổi bật như đưa điện về thôn bản vùng núi phía Bắc; cải tạo lưới điện TP Hà Nội; chống quá tải điện tại TP Hà Nội; ngầm hóa lưới điện tại các tuyến phố cổ TP Hà Nội;…

Theo ông Bùi Tiến Dũng, Công ty đã áp dụng nhiều công nghệ mới như sử dụng robot để ngầm hóa lưới điện nhằm giảm thời gian thi công, tăng năng suất lao động, đặc biệt không làm ảnh hưởng đến bề mặt đường giao thông tại các tuyến phố; ứng dụng công nghệ sửa chữa điện nóng hotline để sửa chữa, cải tạo lưới điện, mà không phải cắt điện ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân; ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong phát triển du dịch;…

Kiều Anh
Theo www.khoahocphattrien.vn (ntptuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->