Phát triển xanh [ Đăng ngày (23/03/2024) ]
Hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam
Ngày 12/4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) phối hợp tổ chức hội thảo “Các vấn đề kỹ thuật liên quan đến kết nối lưới, quản lý vận hành và phát triển các dự án điện gió ngoài khơi”

Hội thảo được tổ chức để hỗ trợ EVN có thêm các thông tin liên quan đến việc phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương cho biết, trước yêu cầu về đảm bảo an ninh năng lượng song song với phát triển kinh tế bền vững, ngành điện phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện, chất lượng với chi phí phù hợp. Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về trung hòa carbon vào năm 2050.

Theo dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam đến năm 2030 sẽ đưa vào vận hành 7GW. Vì vậy, Việt Nam cần phải có quá trình chuẩn bị tích cực với các chính sách phù hợp để rút ngắn thời gian thực hiện.

Lãnh đạo EVN đề nghị GIZ hỗ trợ các Bộ, ngành xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam và kêu gọi các tổ chức kinh tế, tài chính đầu tư vốn để phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo nhân lực cho EVN cùng các đơn vị tư vấn của EVN về điện gió ngoài khơi.


Đức sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm, chuyên môn, công nghệ trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi để hỗ trợ Việt Nam thực hiện chuyển dịch năng lượng một cách hiệu quả

Ông Markus Bissel, Giám đốc dự án đối tác Năng lượng Việt Nam – Đức tại GIZ cho biết, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi rất lớn. Điện gió ngoài khơi còn mới đối với Việt Nam. Thông thường, cần ít nhất 7 - 9 năm để dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên của một quốc gia đi vào vận hành. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần điều chỉnh khung chính sách và quy định để có thể thực hiện thành công mục tiêu đã đặt ra và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đức sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm, chuyên môn, công nghệ trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi để hỗ trợ Việt Nam thực hiện chuyển dịch năng lượng một cách hiệu quả.

Ông Markus Bissel cho biết thêm, hiện các bên liên quan hỗ trợ ngành điện Việt Nam đã đi đến thống nhất xây dựng Tổ chuyên gia đặc trách về phát triển điện gió ngoài khơi nhằm tạo kênh đối thoại chia sẻ các kinh nghiệm, thông lệ quốc tế hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Tổ chuyên gia đặc trách về phát triển điện gió ngoài khơi hướng đến mời gọi các ngân hàng và tổ chức đầu tư hỗ trợ tài chính cho hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng lưới điện. Đồng thời, Tổ cũng sẽ thảo luận với Chính phủ về việc khắc phục các khó khăn của EVN trong tiếp cận vốn vay của các ngân hàng phát triển cho hoạt động đầu tư vào những dự án chuyển giao công nghệ.

Tổ chuyên gia đặc trách về phát triển điện gió ngoài khơi là công cụ huy động hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả đối với các dịch vụ tư vấn như: chính sách về quy hoạch không gian biển và quy trình cấp phép; chính sách về tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện; cơ chế đấu thầu…

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận về những nội dung như: kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam; thách thức và cơ hội trong phát triển điện gió ngoài khơi; kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế về kết nối lưới điện; kinh nghiệm quản lý vận hành và phát triển các dự án điện gió ngoài khơi…

Tiến Đạt
Theo https://nangluongsachvietnam.vn/ (ptphuc)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Năng lượng mới  
 
9 nhà máy điện gió, điện mặt trời phát điện lên lưới
Cập nhật từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến hết ngày 7-6, có 10 dự án gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại, trong đó có 9 dự án/phần dự án với tổng công suất 472 MW đã hoàn thành thủ tục chương trình thí nghiệm, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.


 



Danh mục và lộ trình loại bỏ thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất thấp
Thủ tướng Chính phủ Quyết định về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Theo đó, từ ngày 1/1/2015, không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị gia dụng và thiết bị công nghiệp có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.


Giải pháp Năng lượng  
 
Thêm 7 dự án năng lượng tái tạo phát điện lên lưới
(HNMO) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin, tính đến 17h30 ngày 31-5, đã có 9/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD); trong đó có 7 dự án/phần dự án với tổng công suất 430,22MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới. Ngoài ra, có 40 dự án đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm.


 
Phát triển xanh  
   
Thiết bị  
 
Pin mặt trời IR260P-60
Pin mặt trời IREX Polycrystalline - công suất 260W. Thiết bị IR260P-60 giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->