Năng lượng [ Đăng ngày (06/08/2023) ]
KfW cam kết hỗ trợ EVN trong các dự án không có bảo lãnh Chính phủ
KfW cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với EVN để tiếp tục triển khai các dự án ưu tiên của các bên trong thời gian tới (dự án ODA về lưới truyền tải, phân phối) và các dự án vay trực tiếp không có bảo lãnh của Chính phủ (Thủy điện Trị An mở rộng, Thủy điện Tích năng Bác Ái) - ông Frank Bohnet - Giám đốc khu vực Đông Á - Đông Nam Á (Ngân hàng Tái thiết Đức) khẳng định.

Tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng giám đốc EVN vừa làm việc với ông Frank Bohnet - Giám đốc khu vực Đông Á - Đông Nam Á (Ngân hàng Tái thiết Đức - KfW) về tiến độ triển khai dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng dự kiến vay KfW theo hình thức vay trực tiếp không có bảo lãnh của Chính phủ và công tác thu xếp vốn cho các khoản vay mới.

Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng là dự án đầu tiên mà KfW cho EVN vay trực tiếp không có bảo lãnh của Chính phủ.

Từ năm 2022 đến nay, sau nhiều lần trao đổi giữa EVN và KfW, đến nay hai bên cơ bản đã thống nhất hầu hết các điều kiện vay cơ bản, quan trọng nhất cho Hiệp định vay dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng.

Tại cuộc họp, hai bên đã làm rõ thêm những vấn đề xung quanh Hiệp định vay, hướng tới mục tiêu ký kết Hiệp định vay dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng vào tháng 11/2023 - nhân dịp kỳ họp đàm phán cấp Chính phủ về hợp tác phát triển Việt Nam - Đức với sự chứng kiến của lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam và Bộ trưởng, Quốc Vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức (BMZ).

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Nam đánh giá cao sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực của KfW, cũng như Chính phủ CHLB Đức đối với EVN thông qua các khoản vay ưu đãi ODA để đầu tư, xây dựng, cải tạo các dự án phân phối, truyền tải, nhà máy điện gió tại Việt Nam, góp phần đảm bảo ổn định hệ thống điện, cung cấp nguồn năng lượng hiệu quả, bền vững.

EVN mong muốn hai bên cùng nỗ lực triển khai, hài hòa thủ tục của các bên để có thể ký hiệp định vay của dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng trong đầu tháng 11/2023.

Bên cạnh đó, EVN đang chuẩn bị một số khoản vay ODA mới dự kiến sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Đức gồm:

1/ Dự án năng lượng xanh - kết nối các dự án năng lượng tái tạo tại các tỉnh khu vực miền Nam.

2/ Dự án năng lượng tái tạo - nâng cao hạ tầng lưới điện khu vực miền Trung.

3/ Dự án lưới điện khu vực thành thị giai đoạn 2.

EVN mong muốn KfW tiếp tục hỗ trợ thu xếp các khoản vay cho các dự án ODA mới này.

Về phía KfW, ông Frank Bohnet - Giám đốc khu vực Đông Á - Đông Nam Á khẳng định: EVN là một trong những đối tác quan trọng nhất của KfW tại Việt Nam. KfW cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với EVN để tiếp tục triển khai các dự án ưu tiên của các bên trong thời gian tới (các dự án ODA về lưới truyền tải, phân phối) và các dự án vay trực tiếp không có bảo lãnh của Chính phủ (Thủy điệnTrị An mở rộng, Thủy điện Tích năng Bác Ái).

Từ năm 2009 đến nay, KfW đã cam kết nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay trực tiếp không có bảo lãnh của Chính phủ cho EVN với tổng số vốn khoảng 1,5 tỉ EUR. Trong đó, 5 dự án ODA đã hoàn thành (với tổng số vốn 427 triệu EUR), 4 dự án ODA đang thực hiện (với số vốn khoảng 464,5 triệu EUR), 5 dự án ODA mới đang chuẩn bị và 3 dự án mới thực hiện theo hình thức vay trực tiếp không có bảo lãnh của Chính phủ (với số vốn khoảng 800 triệu EUR)./.

bbt
Theo nangluongvietnam.vn (nttvy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Năng lượng mới  
 
9 nhà máy điện gió, điện mặt trời phát điện lên lưới
Cập nhật từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến hết ngày 7-6, có 10 dự án gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại, trong đó có 9 dự án/phần dự án với tổng công suất 472 MW đã hoàn thành thủ tục chương trình thí nghiệm, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.


 



Danh mục và lộ trình loại bỏ thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất thấp
Thủ tướng Chính phủ Quyết định về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Theo đó, từ ngày 1/1/2015, không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị gia dụng và thiết bị công nghiệp có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.


Giải pháp Năng lượng  
 
Năng lượng xanh - xu hướng toàn cầu năm 2024
Sau một năm quay cuồng với dư chấn của đại dịch toàn cầu, sự bất ổn địa chính trị, khó khăn kinh tế, và cả những mặt trái của trí tuệ nhân tạo…, nhiều chuyên gia vẫn tin tưởng rằng 2024 sẽ xuất hiện những xu hướng phát triển có tính bước ngoặt. Trong số đó, năng lượng xanh được coi là một xu hướng toàn cầu nổi bật.


 
Phát triển xanh  
   
Thiết bị  
 
Pin mặt trời IR260P-60
Pin mặt trời IREX Polycrystalline - công suất 260W. Thiết bị IR260P-60 giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->