Nông nghiệp [ Đăng ngày (12/03/2021) ]
Đánh giá khả năng chịu hạn của bộ 102 giống lúa Indica địa phương Việt Nam
Bộ 102 giống lúa Indica địa phương Việt Nam được đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, nhằm tuyển chọn các giống có tiềm năng chịu hạn, góp phần bổ sung nguồn vật liệu cho công tác nghiên cứu chọn tạo và cải tiến giống lúa chịu hạn ở Việt Nam.

Lúa gạo là một trong những cây lương thực có vai trò quan trọng đối với con người. Đây là mặt hàng nông sản có sản lượng cao thứ ba trên toàn thế giới (741,5 triệu tấn trong năm 2014), sau mía và ngô Ở châu Á, lúa gạo được coi là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm 87% tổng sản lượng gạo của toàn thế giới Trong tương lai, xu thế sử dụng lúa gạo sẽ còn tăng cao hơn vì đây là loại lương thực dễ bảo quản, dễ chế biến và cho năng lượng khá cao. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng lúa luôn bị đe dọa bởi thiên tai, sâu bệnh và yếu tố môi trường, trong đó yếu tố đáng chú ý là hạn hán.

Việt Nam cũng được coi là nơi có sự đa dạng giống lúa, với nhiều giống lúa địa phương là nguồn gen mang nhiều tính trạng quý làm vật liệu cho công tác lai chọn tạo giống mới Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã sàng lọc được các giống chịu hạn Khẩu lí on/Q5, Mùa chua (Điện Biên) và Khẩu lếch (Bắc Kạn). Trong nghiên cứu này, bộ 102 giống lúa địa phương Việt Nam thuộc nhóm Indica được đánh giá nhằm tuyển chọn giống có tiềm năng chịu hạn, góp phần bổ sung nguồn vật liệu quan trọng cho công tác nghiên cứu chọn tạo và cải tiến giống lúa chịu hạn ở Việt Nam.

Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới có mái che để đảm bảo không bị ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết.Các mẫu giống được xử lý hạn trong điều kiện nhà lưới ở 6 tuần tuổi bằng cách ngừng tưới nước trong thời gian 4 tuần, sau mỗi tuần gây hạn, tiến hành đánh giá hàm lượng nước tương đối trong lá, độ mất nước trong lá và cấp chống chịu. Kết quả cho thấy hàm lượng nước tương đối trong lá vẫn duy trì ở mức cao sau 1 tuần gây hạn, giảm mạnh sau 2-3 tuần và xuống dưới 23,5% sau 4 tuần. Độ mất nước trong lá mạnh nhất ở tuần gây hạn thứ 2 và thứ 4. Sau 1 tuần gây hạn, hầu hết các mẫu giống đều có mức chống chịu từ khá đến tốt. Mức chống chịu giảm sau 2 và 3 tuần, sau 4 tuần không còn mẫu giống nào có khả năng chống chịu. Sau 2 tuần tưới nước trở lại, khả năng phục hồi của bộ giống dao động từ 0-85,2%.

 Kết quả nghiên cứu giúp sàng lọc được 13 mẫu giống có tiềm năng chịu hạn với khả năng duy trì trạng thái nước và phục hồi tốt, trong đó 3 mẫu giống có tiềm năng chịu hạn nổi trội nhất là G42, G115 và G163.


tnttrang
Theo tapchi.vnua.edu.vn - Số 02/2021
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Công nghiệp  
   
Nông nghiệp  
   
Xây dựng  
 
Ứng dụng GIS trong công tác quản lý phát triển đô thị
Nhằm mục đích ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý GIS nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong công tác kiến trúc, quy hoạch phục vụ quản lý phát triển đô thị, cần triển khai đồng bộ các nội dung sau: xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hệ thống đô thị, quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị; xây dựng hệ thống hỗ trợ quyết sách quy hoạch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quy chuẩn, tiêu chuẩn trong công tác kiến trúc, quy hoạch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về điển hình hóa trong kiến trúc, quy hoạch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công trình kiến trúc theo vùng miền; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nhà ở tại các địa phương; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hiện trạng phát triển đô thị tại các địa phương.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->