Sở hữu trí tuệ [ Đăng ngày (08/02/2021) ]
Sản xuất nhựa sinh học bảo vệ môi trường từ vỏ tôm, cua
Sản phẩm sinh học vừa có tính ứng dụng cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường này do nhóm sinh viên trường Đại học Trà Vinh thực hiện từ việc tận dụng vỏ của tôm và cua.

Trong quá trình nuôi thuỷ sản, đặc biệt là tôm, vỏ tôm thường không được xử lý gây ô nhiễm môi trường.Là sinh viên từ những vùng nuôi thủy sản tại tỉnh Trà Vinh và có những nhận thức rõ ràng về sự ảnh hưởng của vỏ tôm, cua đối với môi trường, nhóm sinh viên tại trường Đại học Trà Vinh đã nảy ra ý tưởng biến những thứ tưởng như bỏ đi và có hại này trở thành những sản phẩm nhựa sinh học hữu ích và thân thiện với môi trường.

Nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Phương Khánh, sinh viên Lớp ÐH Hóa học ứng dụng khóa 2016, Huỳnh Hoàng Khang, sinh viên lớp ÐH Quản trị Kinh doanh khóa 2018 và Chung Mỹ Phúc, sinh viên lớp ÐH Ngôn ngữ Anh khóa 2017, được thành lập từ năm 2018, bắt đầu nghiên cứu dự án “Sản phẩm nhựa sinh học tái chế từ phế thải thủy sản”.

Sau khi triển khai thực hiện, đến tháng 6/2020, nhóm sinh viên đã hoàn thiện quy trình và có được những sản phẩm bằng nhựa sinh học như ly, đĩa, bát, đũa, muỗng được tái chế từ vỏ tôm, cua, ghẹ...

“Mục đích chính của dự án này là sản xuất các vật dụng bằng nhựa sinh học như: ly, đĩa, bát, đũa, muỗng… từ phế thải thủy sản như: vỏ tôm, vỏ cua, vỏ ghẹ… Các sản phẩm này góp phần thay thế dần các sản phẩm nhựa hóa học khó phân hủy, gia tăng giá trị ngành sản xuất và nuôi trồng thủy sản, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân. Nhóm nghiên cứu cho biết, để chế tạo sản phẩm, các thành viên của nhóm phải thu gom nguyên liệu từ ao nuôi tôm của bà con nông dân rồi sơ chế bằng cách rửa và sấy hoặc phơi khô. Sau đó, dùng máy nghiền, rồi loại bỏ các chất khoáng, protein; cuối cùng là phối trộn để tạo thành nhựa sinh học.

Trong sản phẩm hoàn chỉnh, vỏ tôm chiếm 65%, còn lại là các chất khác (nhựa, bột màu, dầu hóa dẻo...), không có mùi hôi. Một số sản phẩm nhựa sinh học mà nhóm nghiên cứu hướng đến để sản xuất là ly, cốc, đĩa, muỗng, đũa, ống hút…

Khoảng 100g nguyên liệu (vỏ tôm và các chất phụ gia khác) sẽ sản xuất được 10 ly hoặc khay nhựa, có giá thành khoảng 10.000 đồng. Ðặc biệt, nhóm hướng đến các sản phẩm có giá trị cao như đế giày, đồ dùng trẻ em và thiết bị y tế. Do sản phẩm nhựa có nguồn gốc tự nhiên nên thân thiện môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe con người và góp phần giải quyết vấn đề rác thải tại địa phương.

Vừa qua, dự án “Sản phẩm nhựa sinh học tái chế từ phế thải thủy sản” của nhóm tác giả Nguyễn Phương Khánh, Chung Mỹ Phúc và Huỳnh Hoàng Khang là 1 trong 2 dự án sinh viên Trường Đại học Trà Vinh lọt vào top 15 vòng thuyết trình cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL 2020 tại Cần Thơ. Dự án cũng đạt giải Nhì cuộc thi Hult Prize khu vực Đông Nam Á được tổ chức tại Trường Đại học Trà Vinh. Đây là cuộc thi khởi nghiệp danh giá nhất thế giới, còn được gọi là “Giải Nobel dành cho sinh viên”, là giải thưởng thường niên được tổ chức cho sinh viên toàn thế giới.


ltnhuong
Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tiêu điểm

Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
CASTI Awards 2024 - Tôn vinh sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thông cáo báo chí Hội thảo “Phát triển hệ sinh thái số về nguồn tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ”
Khai mạc Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành Nông nghiệp Cần Thơ 2024 – Tech4Agri CanTho 2024
Lãnh đạo thành phố tham quan, trải nghiệm các công nghệ, thiết bị tại Tech4Agri CanTho 2024
Các ứng dụng AI trong nông nghiệp
Hành trình Tech4Agri CanTho 2024 – với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Đánh thức nền nông nghiệp đa giá trị”
Gần 300 công nghệ, thiết bị và sản phẩm dự kiến trưng bày, giới thiệu tại Tech4Agri CanTho 2024
Văn bản Sở hữu trí tuệ  
 
 
Câu hỏi thường gặp  
   

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->