Biến đổi khí hậu [ Đăng ngày (22/12/2020) ]
Tiền Giang: Phát triển bền vững gắn với thích ứng biến đổi khí hậu
Hiện nay, Tiền Giang đang đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với thích ứng biến đổi khí hậu mà trọng tâm là kiến tạo phát triển bền vững.

Phát triển bền vững gắn với thích ứng biến đổi khí hậu.

Trên cơ sở đó, tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng thời với tăng cường chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư đồng bộ hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp cùng các tỉnh, thành trong khu vực thực hiện cơ chế, chính sách phát triển vùng và liên kết tiểu vùng để phát triển bền vững, căn cơ, mạnh mẽ.

Riêng nội tỉnh, Tiền Giang cũng có những giải pháp cụ thể cho từng vùng nhằm thúc đẩy sự phát triển một cách đồng bộ, vững chắc. Đối với vùng kinh tế - đô thị trung tâm trong thời gian tới sẽ chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng lúa trên địa bàn thành phố Mỹ Tho sang trồng rau, hoa; hình thành vùng nông nghiệp đô thị; nông nghiệp công nghệ cao; nông nghiệp du lịch; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ đối với những ngành hàng có thế mạnh như vùng trồng rau màu chuyên canh ở huyện Châu Thành, vùng trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo…

Đối với vùng kinh tế - đô thị phía Tây, tỉnh chú trọng nâng tầm ngành hàng lúa gạo trở thành sản phẩm xuất khẩu bền vững, đảm bảo chất lượng, có giá trị gia tăng cao trên cơ sở liên kết, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị. Khu vực phía Nam tiếp giáp với sông Tiền phát triển ngành hàng cây ăn trái đặc sản theo hướng kiện toàn cơ sở vật chất hạ tầng giao thông, thủy lợi đồng bộ gắn với ứng dụng công nghệ cao và sản xuất theo hướng GAP đảm bảo an toàn, truy xuất nguồn gốc...

Vùng kinh tế - đô thị phía Đông thì tập trung triển khai các chương trình, giải pháp sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng mà trọng tâm là triển khai hiệu quả Đề án "Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang đến đến năm 2025", hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có giá trị chế biến xuất khẩu cao.

Để tạo động lực cho chuyển đổi sản xuất đúng hướng và hiệu quả cao, tỉnh coi trọng chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mà chủ yếu là công nghệ cao và công nghệ sinh học, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ; ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa, nâng khả năng cạnh tranh...

Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa trên diện tích trên 12.900 ha, trong đó chuyển sang trồng cây ăn trái 9.850 ha, chuyển sang trồng màu và nuôi thủy sản trên 3.000 ha. Ngoài ra, luân canh màu trên nền đất lúa bình quân mỗi năm trên 10.000 ha.

Đặc biệt, tỉnh coi trọng ứng dụng công nghệ sinh học phát triển giống và nâng chất lượng cây trồng trên lĩnh vực nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đầu tư thi công hàng loạt công trình thủy lợi phòng chống thiên tai, phục vụ sản xuất, góp phần giúp nông dân thành công trong quá trình chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, vừa phát triển bền vững.

Để mở đường cho việc xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn Tiền Giang, trong vụ Đông xuân 2018 - 2019, tỉnh đã xây dựng mô hình trình diễn "Ứng dụng máy cấy lúa kết hợp vùi phân bón thông minh" tại xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông và trong vụ Hè thu 2019 tiếp tục thực hiện mô hình trên ở xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè nằm trong vùng ngập lũ phía Tây tỉnh. Mô hình trình diễn cho kết quả tốt, có khả năng nhân rộng trong thời gian tới.

Theo đánh giá, khi chuyển sang trồng cây ăn quả và cây màu, người dân thu lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa, đặc biệt là trồng cây ăn trái mang lại lợi nhuận gấp hàng chục lần so với độc canh cây lúa. Về xã hội, sau chuyển đổi, đời sống người dân nông thôn được nâng cao, kinh tế, xã hội phát triển toàn diện, nhiều xã đạt chuẩn và ra mắt xã nông thôn mới. Môi trường canh tác được cải thiện do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, canh tác theo hướng an toàn, giảm phát thải khí nhà kính, giúp tiết kiệm nước so với trồng lúa và nhiều lợi ích thiết thực khác…

www.baotainguyenmoitruong.vn (ntptuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tin mới
Meta giới thiệu Chatbot AI khởi tạo liên lạc mà không cần người dùng nhắc nhở
Meta vẫn chưa công bố rõ ràng về chiến lược dài hạn đối với các trợ lý AI của mình, đặc biệt là liên quan đến khả năng tích hợp...
Phát hiện mới: Vàng từ lõi trái đất
Các nhà khoa học đã phát hiện bằng chứng cho thấy các kim loại quý như vàng đang rò rỉ từ lõi trái đất ra lớp phủ, cuối cùng chảy...
Cây rừng nhiệt đới đang chết dần do bão đối lưu ngắn, cường độ cao
Các nhà khoa học ngày càng nhận thức rõ rằng số lượng cây chết ở rừng nhiệt đới đang gia tăng một cách đáng báo động, và nguyên nhân chủ...
Liệu pháp gen chống lão hóa mới kéo dài tuổi thọ lên đến 20%
Nghiên cứu toàn cầu do Viện Khoa học Thần kinh thuộc Đại học Tự trị Barcelona (INc-UAB) dẫn đầu đã chỉ ra rằng việc tăng cường mức protein Klotho ở...
Cà chua “tiến hóa ngược” ở quần đảo Galapagos
Nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng đảo ngược quá trình tiến hóa, như ví dụ ở cà chua trên đảo Galápagos, có thể không chỉ giới hạn trong...
Soi loài bọ ngựa duy nhất nằm trong Sách Đỏ Việt Nam
Bọ ngựa thông thường (Mantis religiosa) là loài duy nhất thuộc bộ Bọ ngựa (Mantodea) được đưa vào Sách Đỏ Việt...
Tế bào bị bỏ qua có thể chứa bí mật về cách ung thư lan rộng
Các tế bào từng được xem là thụ động giờ đây đã được nhìn nhận lại như những nhà điêu khắc trong quá trình phát triển của cơ thể. Chúng...
Sản phẩm OCOP đang ngày càng chứng tỏ được vị trí, thương hiệu
Không chạy theo số lượng, những sản phẩm OCOP 5 sao được chọn lọc kỹ lưỡng, như cất giữ một phần ký ức làng quê gửi tới thế...
Đông Thuận đảm bảo an toàn giao thông
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, Đảng ủy và UBND xã Đông Thuận, huyện Thới Lai...
Thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và môi trường
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu hoàn thành các dự án chuyển đổi số quan trọng trong năm 2025, chuẩn bị đầu tư 2 dự án trọng...
Hội Cựu chiến binh tham gia đảm bảo an toàn giao thông
Từ đầu năm 2025 đến nay, Hội Cựu chiến binh (CCB) phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt tổ chức nhiều hoạt động đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) ở...
Tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm an toàn giao thông
Từ ngày 1-3-2025, sau khi công an các quận, huyện không còn hoạt động, Trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) Ba Láng được phân công phụ trách các tuyến giao...
Một số điểm mới của Luật Công chứng năm 2024
Ngày 26-11-2024, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công chứng năm 2024. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2025. Việc...
Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương
Sáng 25/6 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng...
Lãnh đạo thực hiện tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu
(CT) - Ngày 13-6, Đảng ủy Trung đoàn 932 tổ chức hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm...

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->