Khoa học Đời sống [ Đăng ngày (20/05/2023) ]
Công cụ AI dự đoán khởi phát bệnh Parkinson
Các nhà khoa học ở Đại học New South Wales Sydney đã phát triển một công cụ hứa hẹn trong việc phát hiện sớm bệnh Parkinson, nhiều năm trước khi các triệu chứng đầu tiên bắt đầu xuất hiện.

Cụ thể, các nhà khoa học ở Trường Hóa học, Đại học New South Wales Sydney (UNSW), đã kiểm tra các mẫu máu do Cơ quan Điều tra châu Âu về Ung thư và Dinh dưỡng (EPIC) thu thập. Trên nhóm 39 người khỏe mạnh tại thời điểm lấy máu nhưng mắc bệnh Parkinson 15 năm sau, nhóm đã cho chương trình máy học phân tích thông tin về các chất chuyển hóa - các hợp chất hóa học mà cơ thể tạo ra khi phân hủy thức ăn, thuốc hoặc hóa chất.

Sau khi so sánh các chất chuyển hóa này với các chất chuyển hóa của 39 người trong nhóm đối chứng (những người được EPIC thu thập máu nhưng không phát triển bệnh Parkinson về sau), nhóm nghiên cứu đã có thể xác định các chất chuyển hóa có khả năng là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Parkinson.

"Chúng tôi tính đến các chất chuyển hóa, có thể có mối liên hệ với các chất chuyển hóa khác trong tổng cộng hàng trăm đến hàng nghìn chất. Do đó chúng tôi đã sử dụng sức mạnh của máy học để hiểu điều gì đang xảy ra", Diana Zhang, nhà khoa học ở UNSW, giải thích công cụ CRANK-MS do nhóm phát triển.

Hiện tại, bệnh Parkinson được chẩn đoán bằng cách quan sát các triệu chứng thực thể như run tay khi nghỉ ngơi. Không có xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nào để chẩn đoán các trường hợp không di truyền của bệnh. Nhưng các triệu chứng không điển hình như rối loạn giấc ngủ và thờ ơ có thể xuất hiện ở những người mắc bệnh Parkinson hàng chục năm trước khi các triệu chứng vận động xuất hiện. Do đó, CRANK-MS có thể được sử dụng khi có dấu hiệu đầu tiên của các triệu chứng không điển hình này để loại trừ hoặc xác nhận nguy cơ phát triển bệnh Parkinson trong tương lai.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng cần có các nghiên cứu kiểm chứng, trên các nhóm thuần tập lớn hơn và được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới trước khi công cụ này có thể được sử dụng một cách đáng tin cậy. Trong nhóm thuần tập hạn chế được kiểm tra cho nghiên cứu này, kết quả rất hứa hẹn. CRANK-MS có thể phân tích các chất hóa học tìm thấy trong máu để phát hiện bệnh Parkinson với độ chính xác lên tới 96%.

Nghiên cứu, có sự hợp tác với các nhà khoa học ở Đại học Boston, đã được công bố trên tạp chí ACS Central Science.

Nguồn:https://medicalxpress.com/news/2023-05-scientists-ai-tool-parkinson-disease.html

Xem tin gốc tại: https://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc/cong-cu-ai-du-doan-khoi-phat-benh-parkinson/20230515113456275p1c160.htm
Phạm Nhật theo medicalxpress
Theo khoahocphattrien.vn (ntptuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Phát minh mới  
 
Chế phẩm vi sinh giảm histamine: "Giải nguy" nước mắm truyền thống
Ngoài mục đích giải quyết bài toán về tiêu chuẩn sản xuất, việc thực hiện những nghiên cứu như giải pháp giảm histamine trong nước mắm của TS. Trần Thị Thu Hằng và các cộng sự ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam được kỳ vọng giúp nước mắm truyền thống trở về đúng vị trí của mình trên thị trường hơn 90 triệu dân.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->