Nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát 100 hộ nuôi tôm trong mương khóm tại Gò Quao – Kiên Giang và bố trí thí nghiệm nuôi tôm trong mương khóm với các mật độ khác nhau nhằm đánh giá hiện trạng của nghề nuôi tôm sú trong mô hình tôm – khóm và ảnh hưởng của mật độ tôm sú nuôi đến hiệu quả nuôi tôm trong mô hình này.
Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ tảo cộng sinh Symbi odinium microadriaticum và độ mặn đến ấu trùng trai tai tượng vảy Tridacna squamosa trong điều kiện nhân tạo.
Nghiên cứu do tác giả Hoàng Ngọc Anh, Trần Thanh Tùng và Bùi Vĩnh Đại, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường - Đại học Nha Trang thực hiện nhằm tập trung đánh giá tính chất bụi gỗ tại xưởng chế biến gỗ, thiết kế và tối ưu hóa quá trình vận hành mô hình cyclone cải tiến.
Cua dẹp -Gecarcoidea lalandii H. Milne Edwards, 1837, là loài bản địa có giá trị kinh tế và sinh thái cao nhất là ở Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định mật độ nuôi và thức ăn thích hợp cho Cua dẹp, làm cơ sở để xác định tiềm năng phát triển nuôi loài cua này cho mục đích thương mại và bảo tồn. Cua dẹp được thử nghiệm nuôi ở các mật độ 1, 3, 5, 7 và 9 con/m².
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND – acute hepatopancreatic necrosis disease) hay bệnh chết sớm (EMS) ở tôm gây ra bởi các chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang gen độc tố pirAB và làm thiệt hại nghiêm trọng cho ngành tôm nuôi toàn cầu. Sử dụng vi sinh vật có lợi thay thế kháng sinh được xem là một trong số biện pháp hiệu quả trong việc ngăn ngừa AHPND cho các hệ thống nuôi tôm hiện nay. Nghiên cứu hiện tại đã đánh giá tiềm năng làm chế phẩm sinh học đối kháng V. parahaemolyticus pirAB của 33 chủng Bacillus phân lập từ mẫu bùn rừng ngập mặn và tôm nuôi tại tỉnh Khánh Hòa.
Bệnh phát sáng là một trong những bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nuôi tôm, đặc biệt là trong giai đoạn ấu trùng. Bệnh do vi khuẩn phát sáng gây ra, và phổ biến hơn hết là do nhóm vi khuẩn Vibrios spp, trong đó Vibrio campbellii gây ra bệnh phát sáng có thể gây chết tôm với tỷ lệ cao. Nghiên cứu phân lập được 15 chủng phát sáng từ tôm thẻ và tôm sú giai đoạn ấu trùng nuôi ở Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Văn Hùng, Kiều Tiến Trung, Lê Trung Hậu - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III thực hiện. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo hải sâm vú Holothuria nobilis, giai đoạn ấu trùng Auricularia sống trôi nổi bắt đầu biến thái sang ấu trùng Doliolaria sống bám đáy đến Pentactula, là một trong những điểm có tỷ lệ chết cao nhất.
Nghiên cứu tính bền vững của hoạt động nuôi ao đìa vùng đầm Nha Phu thuộc các xã Ninh Ích, Ninh Lộc và phường Ninh Hà được thực hiện từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2023 theo phương pháp điều tra – khảo sát. Chỉ số bền vững bao gồm 19 tiêu chí xem xét theo 4 khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội và quản trị.
Nghiên cứu này nhằm xác định màu bể thích hợp để cải thiện màu sắc của cá khoang cổ nemo, Amphiprion ocellaris.
Collagen được sử dụng rộng rãi trong các ngành y dược, thực phẩm và mỹ phẩm. Tuy nhiên các nghiên cứu đã công bố chủ yếu chỉ tập trung vào thu nhận collagen dạng dịch thủy phân. Nghiên cứu này trình bày một quy trình mới thu nhận collagen dạng vảy, trước khi thủy phân thu dạng dịch từ vảy cá chẽm (Lates cal-carifer). Kết quả phân tích cho thấy collagen dạng vảy có độ tinh sạch cao (hàm lượng khoáng < 1%).
Trước 1 2 3 4 5 [6] 7 8 9 10 Tiếp
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->