Nghiên cứu [ Đăng ngày (22/01/2021) ]
Sử dụng bột thân thanh long (Hylocerus undatus) để lên men chua bằng vi khuẩn Bacillus spp.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Võ Văn Song Toàn, Nguyễn Thị Bảo Trân, Nguyễn Trương và Nguyễn Huỳnh Khánh Duy - Trường Đại học Cần Thơ và Tào Việt Hà - Trường Đại học Tây Đô thực hiện.

Ảnh minh họa: Internet

Chế phẩm probiotic được biết là những vi khuẩn đường ruột có lợi, tạo nên hàng rào chống lại những sinh vật gây bệnh. Những thực phẩm lên men này được sử dụng hàng ngày giúp vật chủ cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn, tăng cường sức khỏe, hạn chế một số bệnh đường tiêu hóa từ đó làm tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi (Heller, 2001). Lớp vi khuẩn Bacilli có mặt chủ yếu trong các chế phẩm vi sinh probiotic vì có những đặc tính có lợi như: làm sạch môi trường nhờ khả năng sinh các loại enzyme protease, amylase, cellulase, lipase phân hủy các hợp chất hữu cơ, kiểm soát sự phát triển quá mức của các vi sinh vật gây bệnh như Vibrio, giữ cho môi trường ở trạng thái cân bằng sinh học (Vũ Duy Giảng, 2009).

Cây thanh long là một trong những cây ăn trái quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt diện tích và sản lượng tăng mạnh ở 3 tỉnh trọng điểm là Bình Thuận, Long An, Tiền Giang nơi chiếm đến gần 95% sản lượng thanh long cả nước. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu tận dụng cành thanh long thải bỏ để tạo thức ăn cho gia súc. Trong khi đó, phương pháp ủ chua để chế biến thức ăn gia súc, góp phần dự trữ thức ăn thô xanh đã được tiến hành cách đây hơn 100 năm. Ngày nay, thức ăn bổ sung dạng probiotic đã trở nên phổ biến như là thức ăn bổ sung hàng ngày. Thêm vào đó, doanh số giá trị kinh tế năm của chế phẩm probiotic theo xu hướng tăng dần từ 3,7 triệu USD trong năm 2016 và dự đoán tăng lên 17,4 triệu USD (tăng gấp khoảng 4,7 lần) trong năm 2027. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ vi sinh để lên men chua nhanh bột thanh long để làm thức ăn bổ sung cho bò cần được quan tâm nghiên cứu.

Kết quả cho thấy Nguồn nitơ hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tổng hợp acid của vi khuẩn. Hujanen and Linko (1996) đã cho thấy bột trích nấm men (yeast extract) và nitơ của một số loại ngũ cốc có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh lactic acid của vi khuẩn Lactobacillus casei. Một số nguồn nitơ khác như urea, dung dịch trích bắp, mạch nha cũng cho thấy góp phần gia tăng sản lượng lactic acid rõ rệt (Busairi, 2010). Sản phẩm thủy phân casein bằng protease (Zhang et al., 2011) cũng đã làm tăng mạnh hàm lượng lactic acid trong quá trình lên men của S. thermophilusand và L. bulgaricus. Bắp, đậu nành cũng là một trong số nguồn quan trọng cung cấp tinh bộ, protein và chất béo. Mawgoud et al. (2016) đã cho thấy hai nguồn dinh dưỡng này được sử dụng để cung cấp dưỡng chất cần thiết thay thế cho bột trích nấm men trong lên men lactic acid của Lactobacillus bulgaricus Lb12 và góp phần tăng hiệu suất lên 322%, đồng thời tiết kiệm thời gian và năng lượng khoảng 27,7%.

Bột thân thanh long (Hylocerus undatus) ruột trắng có thể được sử dụng làm nguyên liệu chính phối trộn cùng với bột cám và bột bắp lên men chua làm thức ăn bổ sung vật nuôi. Hai chủng vi khuẩn Bacillus subtilis S2O, Bacillus subtilis RC24 đã cho thấy có vai trò tích cực trong quá trình lên men chua nhanh khối bột hỗn hợp thanh long, cám và bắp trong 3 ngày ở điều kiện nhiệt độ 37oC.

nnttien
Theo TC Khoa học - Trường ĐH Cần Thơ, Tập 56, Số 4B/2020
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->