Tài nguyên

Nhật Bản và Việt Nam đều có đường bờ biển dài, tài nguyên biển phong phú. Tuy nhiên, quy mô kinh tế biển của Việt Nam hiện mới chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD, trong khi đó, Nhật Bản là 468 tỷ USD. Việc bảo vệ môi trường biển của Nhật Bản cũng đã tiến một bước dài trong khi Việt Nam vẫn thiếusự thống nhất trong quản lý. Chính vì vậy, những kinh nghiệm quản lý biển của Nhật Bản là các thông tin quý để Việt Nam hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế biển.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua kế hoạch đầu tư phát triển khu bảo tồn biển Lý Sơn. Theo đó, tỉnh sẽ đầu tư trên 42 tỉ đồng xây dựng khu bảo tồn.
Thực hiện chương trình hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân (Cộng hòa Liên bang Đức), từ năm 2016 đến nay Tổng cục Môi trường đã phối hợp với Viện Độc lập các vấn đề môi trường (UfU) của Cộng hòa Liên bang Đức, thực hiện Dự án thí điểm “Trồng cây năng lượng trên đất sau khai thác mỏ tại Việt Nam”, nhằm nghiên cứu, phát triển hệ thống canh tác cây năng lượng phù hợp để cải tạo, phục hồi đất sau khai khác khoáng sản.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, 13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch. Đề xuất phương án cấp nước an toàn cho các tỉnh/thành phố ĐBSCL, cơ quan chức năng yêu cầu tập trung cấp nước cho vùng khó khăn nhất là Cà Mau và Bạc Liêu.
Ngày nay, biển đóng vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa đối với các quốc gia có biển. Bảo vệ biển cũng là bảo vệ lợi ích quốc gia. Nước ta cũng đã ban hành Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó hướng tới các chính sách và hành động nhằm hiểu hơn về biển, đảo, gìn giữ nguồn vốn tự nhiên, chất lượng môi trường, đặc biệt là kinh tế biển đang giữ vai trò mũi nhọn trong Chiến lược Biển. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được kết quả khi chúng ta bảo vệ tốt môi trường biển.
Các chuyên gia lâm, sinh học thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tiến hành khảo sát thực địa tại vùng rừng núi huyện Tây Giang (Quảng Nam), nhằm kiểm định hồ sơ để xét công nhận tập đoàn cây Đỗ Quyên cổ thụ trên đỉnh núi K’ Lang là Cây Di sản Việt Nam, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh, xuất khẩu tài nguyên cát.
Là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng lớn về thiếu nước do biến đổi khí hậu (BĐKH), thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý, thích ứng phù hợp, đặc biệt mỗi tổ chức, cá nhân cần chung tay để bảo vệ nguồn nước. BĐKH dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất đã và đang xảy ra tại một số huyện tại Lào Cai.
Vào 12h56, giờ Paris ngày 12/4, tại Paris (Pháp), Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO.
Bốn viên ruby có hình sao ở chính giữa và tổng trọng lượng 342 carat được một hướng dẫn viên người Mỹ tìm thấy khi đi dạo trên núi.
Trước 1 2 3 4 5 [6] 7 8 9 10 Tiếp


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->