Tự nhiên [ Đăng ngày (30/04/2021) ]
Khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối của bồn bồn, cỏ bàng và năn tượng trồng trên đất phèn
Bồn bồn (Typha orientalis), cỏ bàng (Lepironia articulata) và năn tượng (Scirpus littoralis) được biết đến là các loài thực vật ngập nước phổ biến, có khả năng sinh trưởng trong đất hiếm khí và ngập nước.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối của bồn bồn, cỏ bàng và năn tượng trồng trên đất phèn vẫn có ít thông tin, cụ thể trên đất phèn trũng nước bỏ hoang không canh tác ở tỉnh Vĩnh Long. Do đó, việc nghiên cứu và sử dụng đất phèn để canh tác các loài cỏ tiềm năng sinh khối là giải pháp cần thiết để khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên đất, đặc biệt là đất phèn hạn chế canh tác nông nghiệp đã được nhóm tác giả Võ Hoàng Việt, Võ Thị Phương Thảo, Võ Hữu Nghị, Đỗ Hữu Thành Nhân, Phạm Văn Toàn và Ngô Thụy Diễm Trang (Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện.

Nghiên cứu được thực hiện trên ba loài thực vật thủy sinh gồm bồn bồn (Typha orientalis C. Presl), cỏ bàng (Lepironia articulata Retz. Domin.) và năn tượng (Scirpus littoralis Schrab.) trồng trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trước khi trồng cây, thí nghiệm đánh giá khả năng cải thiện pH đất bằng CaCO3 được thực hiện trên 2 nghiệm thức bón 2 tấn CaCO3/ha và không bón CaCO3 (được xem là nghiệm thức đối chứng). Đất này được sử dụng để trồng cây cho thí nghiệm tiếp theo với ba loài cây, bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại. Sau 42 ngày ngâm đất, giá trị pH trong đất đạt 4,02 ở nghiệm thức có CaCO3 và cao hơn so với đất ban đầu (pH=3,02). Sau 90 ngày trồng cây, khả năng sinh trưởng và tiềm năng tích lũy sinh khối tươi và khô của phần thân và rễ cây và chỉ số diệp lục tố (SPAD) của bồn bồn và năn tượng tốt hơn khi cây trồng trên đất phèn có bón CaCO3.

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 57, Số 1B (2021): 152-162.

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Mức độ nhận biết bộ nhận dạng thương hiệu Trường Đại học Cần Thơ của viên chức, sinh viên thông qua truyền thông số
Nghiên cứu do các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tý, Lê Thị Xuân An, Nguyễn Đăng Khoa, Võ Ngọc Kiều Trinh và Trần Nguyễn Khải (Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện nhằm tìm hiểu mức độ nhận biết bộ nhận dạng thương hiệu Trường Đại học Cần Thơ thông qua truyền thông số, từ đó đề xuất xây dựng hoặc thiết kế lại một số yếu tố của bộ nhận dạng thương hiệu của Trường, tăng cường mức độ nhận biết thương hiệu và quảng bá thương hiệu.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->