Khoa học Đời sống [ Đăng ngày (24/09/2021) ]
WHO đánh giá Mu là biến thể đáng quan tâm
Biến thể Mu được phát hiện ở Columbia hồi tháng 1/2021, là thủ phạm gây 39% ca lây nhiễm corona ở nước này. Hiện nay biến thể này thuộc diện biến thể đáng quan tâm, tuy nhiên mức độ lan truyền toàn cầu chỉ chiếm dưới 0,1%.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá biến thể B.1.621, được gọi là biến thể Mu thuộc diện biến thể đáng quan tâm. Có dấu hiệu cho thấy có khả năng chống chịu với các loại vaccine.

Virus đột biến là chuyện bình thường. Phần lớn các đột biến đều không nguy hiểm  và không thay đổi đặc tính của mầm bệnh. Nhưng trong bối cảnh các ca lây nhiễm corona trên thế giới có xu hướng tăng mạnh thì các chuyên gia lo ngại về khả năng xuất hiện các biến thể virus mới tác động đến hiệu quả của các loại vaccine hiện có. Đấy là lý do vì sao các mầm bệnh liên tục được phân tích và xem xét khả năng đột biến của chúng.

WHO cho biết: "Biến thể Mu có một loạt các đột biến đáng chú ý". Biến thể này đã xuất hiện ở các quốc gia Nam Mỹ khác cũng như ở châu Âu, ngoài Colombia. Trong khi 39% trường hợp lây nhiễm virus corona ở Colombia là do biến thể Mu, thì mức độ lây lan toàn cầu của biến thể này là dưới 0,1%.

Theo phân loại của WHO, một số biến thể virus có thể rơi vào hai nhóm: "biến thể đáng quan tâm" (VOI) hoặc "biến thể đáng lo ngại".

Theo Viện Robert Koch (RKI) ở Đức, VOI bao gồm các biến thể virus  "có các đột biến liên quan đến tăng khả năng lây nhiễm và / hoặc phản ứng miễn dịch bị thay đổi". WHO hiện liệt kê năm biến thể như vậy: Eta, Iota, Kappa, Lambda và kể từ thứ ba  là Mu. Trong báo cáo về biến thể virus mới nhất của RKI (tính đến ngày 14 tháng 7), biến thể Mu không xuất hiện, RKI xếp loại có tổng số mười hai VOI, trong đó có sáu VOI đã được phát hiện ở Đức mặc dù phân bổ trên toàn cầu thấp.

Hiện tại WHO và RKI nhận định có bốn biến thể corona thuộc diện "đáng lo ngại" trong số đó có biến thể- alpha (B.1.1.7) hiện diện ở  193 nước và biến thể delta  (B.1.617) phân bổ ở 170 nước  với đặc tính lây nhiễm cao. Cạnh đó là biến thể Beta (B.1.351) phát hiện lần đầu ở Nam Phi cũng như biến thể Gamma (P.1) xuất hiện đầu tiên ở Brazil. 

Gần đây các nhà nghiên cứu Corona cảnh báo khả năng xuất hiện đột biến mới của virus ở nhiều nước. Các ca lây nhiễm còn ít, với các dữ liệu hiện có chưa thể đánh giá chính xác sự nguy hiểm của biến thể này, tuy nhiên có dấu hiệu nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng lên.
Xem tin gốc tại đây: http://https//tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/WHO-danh-gia-Mu-la-bien-the-dang-quan-tam-28454

Xuân Hoài dịch
Theo tiasang.com.vn (ntptuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Phát minh mới  
 
Chế phẩm vi sinh giảm histamine: "Giải nguy" nước mắm truyền thống
Ngoài mục đích giải quyết bài toán về tiêu chuẩn sản xuất, việc thực hiện những nghiên cứu như giải pháp giảm histamine trong nước mắm của TS. Trần Thị Thu Hằng và các cộng sự ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam được kỳ vọng giúp nước mắm truyền thống trở về đúng vị trí của mình trên thị trường hơn 90 triệu dân.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->