Dinh dưỡng [ Đăng ngày (25/08/2021) ]
Thiếu sắt có thể ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể của bạn? Các loại thực phẩm giúp bổ sung sắt cho cơ thể?
Thiếu sắt có thể tác động xấu đến cơ thể dẫn đến một số chức năng bị cản trở. Có một tin vui là chế độ ăn uống là một cách hiệu quả để kiểm soát tình trạng thiếu sắt trong cơ thể.

Cơ thể cần một số chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động hiệu quả và sự thiếu hụt chúng có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe. Sắt là một trong những khoáng chất giúp điều chỉnh sức khỏe tổng thể của cơ thể, là nhân tố tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu.. Chế độ ăn uống khuyến nghị (RDA) để bổ sung sắt cho cơ thể có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và giới tính. Một người đàn ông trưởng thành cần 8mg/ngày và một phụ nữ trưởng thành là 18mg/ngày.


Sắt là một trong những vi chất giúp điều chỉnh sức khỏe tổng thể của cơ thể - (Ảnh: Internet).

Tác động của thiếu sắt

Dưới đây là tác động của thiếu sắt đối với cơ thể con người:

- Thiếu sắt có thể dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức vì sắt đóng một phần quan trọng trong sự phát triển của não.

- Sắt cũng cần thiết để tăng cường khả năng miễn dịch và sự thiếu hụt chất này có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật.

- Sự thiếu hụt sắt ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sự phát triển của em bé bị cản trở và cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.

- Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh.

- Thiếu sắt có thể làm giảm năng lực thể chất và sức bền.

Các loại thực phẩm nên ăn để bổ sung sắt


Có một số loại thực phẩm có tác dụng cung cấp sắt cho cơ thể - (Ảnh: Internet).

Hai loại sắt có trong chế độ ăn uống là heme và nonheme. Một số loại thực phẩm có thể giúp cung cấp sắt cho cơ thể như sau:

- Cải bó xôi: Mặc dù có thể bạn không thích các loại rau lá xanh, nhưng đã đến lúc bỏ việc than vãn và ăn uống vì sức khỏe của bạn. Rau bina là một nguồn cung cấp sắt và vitamin C. Khoảng 100g rau bina chứa 2,7mg sắt. Hơn nữa, nó có hàm lượng calo thấp nên cũng có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

- Sô cô la đen: Nếu như bạn vẫn thắc mắc ăn sô cô la có tốt cho sức khỏe không? Thì câu trả lời là không có cách nào bổ sung sắt tốt hơn việc ăn sô cô la cả. 28g sô cô la đen chứa khoảng 3,4mg sắt và cũng là một nguồn chất chống oxy hóa dồi dào. Bao gồm món ăn ngon này trong chế độ ăn uống của bạn để tăng cường sức khỏe máu.

- Hạt bí: Đáp ứng nhu cầu sắt của bạn thông qua hạt bí ngô hảo hạng. Khoảng 28g hạt bí ngô chứa 2,5mg sắt. Bạn có thể cho nó vào bột yến mạch, salad, món tráng miệng hoặc nhấm nháp chúng như một món ăn nhẹ.

- Thịt đỏ: Bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt dê.... 100 gam thịt bò xay chứa 2,7mg sắt. Ngoài ra, chúng cũng chứa nhiều protein, kẽm và một số vitamin B.

- Nội tạng động vật bao gồm gan, thận, não và tim chứa nhiều sắt. Một miếng gan bò nặng khoảng 100g có thể chứa đến 6,5mg sắt. Nội tạng động vật cũng giàu protein, vitamin B và đồng, đặc biệt gan chứa nhiều vitamin A có tác dụng rất tối đối với mắt.

- Các loại đậu: Đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành... là những nguồn bổ sung sắt lý tưởng. Một cốc đậu lăng chín (khoảng 198g) chứa 6,6mg sắt. Các loại đậu cũng là nguồn cung cấp folate, magie và kali. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chúng còn có tác dụng giảm viêm ở những người mắc bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và hỗ trợ giảm cân nhờ chứa hàm lượng cao các loại chất xơ hòa tan.

Thiếu sắt là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ, trẻ em. Tình trạng thiếu sắt có thể gây ra nhiều tình trạng nghiêm trọng cho sức khoẻ, vì vậy, cả nhà hãy tăng cường sử dụng các loại thực phẩm nhiều sắt để cân bằng chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khoẻ tổng thể.

Thanh Thanh
Theo www.suckhoegiadinh.com.vn (nhnhanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Phát minh mới  
 
Chế phẩm vi sinh giảm histamine: "Giải nguy" nước mắm truyền thống
Ngoài mục đích giải quyết bài toán về tiêu chuẩn sản xuất, việc thực hiện những nghiên cứu như giải pháp giảm histamine trong nước mắm của TS. Trần Thị Thu Hằng và các cộng sự ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam được kỳ vọng giúp nước mắm truyền thống trở về đúng vị trí của mình trên thị trường hơn 90 triệu dân.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->