Truyền thông [ Đăng ngày (24/11/2021) ]
Chuyên đề 1: Chính quyền số - Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – ASOCIO 2021 (ASOCIO - VIETNAM Smart City Summit 2021)
Với chủ đề Chính quyền số, gồm 3 phiên Hội thảo với chủ đề: Leaders' Talk - Hội nghị các nhà lãnh đạo, Thành phố thông minh - Kinh nghiệm và giải pháp từ ASOCIO, Xây dựng quản lý vận hành thành phố thông minh dựa trên định hướng dữ liệu.

Trong phiên Hội thảo thứ nhất: Leaders' Talk - Hội nghị các nhà lãnh đạo, hội nghị được nghe các tham luận của chuyên đề chính quyền số (chủ đề Hội nghị các nhà lãnh đạo thành phố thông minh – Phục hồi và tăng trưởng) gồm: tham luận Thực trạng và công tác triển khai xây dựng thành phố thông minh tại Việt Nam của ông Lê Hoàng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng và ông Nguyễn Hữu Hạnh – Phó cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông; tham luận “Thành phố thông mình – Xu hướng toàn cầu và những dự án trong khu vực Asean” do ông Tay Kok Chin – Chủ tịch Smart Cities Network trình bày; Ông Nguyễn Thanh Bình – PCT UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trình bày Kinh nghiệm và giải pháp về chính quyền số tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Kinh nghiệm và chính sách triển khai thành phố thông minh tại tỉnh Đà Nẵng do ông Nguyễn Quang Thanh – GĐ Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng trình bày; Kinh nghiệm triển khai thành phố thông minh Thái lan do ông Suradech - Nhà sáng lập và Giám đốc Công ty Phát triển thành phố Khonkaen, Thái lan trình bày và ông Nguyễn Trung Kiên – Giám đốc chiến lược Công ty Công nghệ thông tin VNPT giới thiệu về Giải pháp định danh công dân điện tử, yếu tố nền tảng xã hội số.

Qua các nội dung tham luận, các diễn giả đã mang đến bức tranh toàn cảnh trong và ngoài nước về quá trình xây dựng thành phố thông tin, những thuận lợi, khó khăn cũng như đưa ra các giải pháp để xây dựng thành công thành phố thông minh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đại diện các tỉnh/thành phố chia sẻ một số kinh nghiệm đã và đang thực hiện để xây dựng thành phố thông minh, cụ thể:

- Tại thành phố Đà Nẵng: kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh là xây dựng theo mô hình phi tập trung với chiến lược 3 trục gồm hạ tầng, dữ liệu và thông minh. Theo đó, lãnh đạo Đà Nẵng xác định 4 yếu tố quyết định đến thành công khi xây dựng thành phố thông minh là: vai trò của lãnh đạo thành phố, sự liên kết, sự lâu dài và lực lượng (nguồn lực).


- Bên cạnh Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế cũng là tỉnh đạt nhiều thành tựu trong quá trình xây dựng thành phố thông minh. Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, có 3 điểm quan trọng góp phần làm nên thành công: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số.


Để thúc đẩy quá trình xây dựng thành phố thông minh, về phía công ty CNTT VNPT cũng đưa ra một số giải pháp đã và đang được áp dụng thành công tại các tỉnh/thành phố giúp phục vụ người dân trên môi trường số, chính quyền hoạt động trên môi trường số, quản trị nguồn lực của cơ quan nhà nước, chính quyền ra quyết định nhờ dữ liệu, thông qua các công cụ như: tổng đài 1002, app công dân, các cổng thông tin (đã được áp dụng trong phòng chống dịch Covid), hệ thống an sinh xã hội, nền tảng chuyển đổi số VNPT oneGov-Cấp xã. Bên cạnh đó, VNPT cũng cung cấp hệ miễn dịch an toàn thông tin gồm các dịch vụ quản lý an toàn thông tin, đánh giá an toàn thông tin, tư vấn an toàn thông tin và đào tạo an toàn thông tin.

Phiên Hội thảo thứ hai: Thành phố thông minh - Kinh nghiệm và giải pháp từ ASOCIO, Mục tiêu của Hội thảo là nhằm chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các định hướng, giải pháp, các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển. Từ đó đẩy nhanh tiến trình đưa các thành phố trọng điểm tại Việt Nam trở thành đô thị thông minh.


Phát biểu tại lễ khai mạc Hội thảo, Ông Trương Gia Bình Phó Chủ tịch Ủy ban Thành phố Thông minh của ASOCIO đại diện cho VINASA cho biết: trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố, đô thị thông minh, bền vững, sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền các tỉnh thành phố giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, thành phố Đà Nẵng của Việt Nam đã được vinh danh với Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam trong 2 năm liên tiếp 2020-2021 và Giải thưởng Smart City của ASOCIO vào năm 2019.

Sau lời phát biểu chào mừng tại Hội thảo, Ông David Wong Chủ tịch ASOCIO đồng thời chia sẻ quan điểm: hiện nay, hơn một nửa dân số thế giới sống ở các thành phố. Đến năm 2050, sẽ có gần 7/10 người sống ở các thành phố, chiếm hơn 70% lượng khí thải carbon toàn cầu và tiêu thụ 60-80% năng lượng. Vì vậy, theo ông Wong, hội nghị lần này tập trung vào chủ đề thành phố thông minh cũng như kinh nghiệp được chia sẻ từ các diễn giả đến từ các nước có nền kinh tế phát triển rất phù hợp với sự phát triển của các thành phố thông minh giúp kiểm soát giao thông, sản xuất, chăm sóc sức khỏe, môi trường, giảm lượng khí thải carbon và gia tăng chất lượng cuộc sống.

Mở đầu Hội thảo với phần tham luận từ Ông Trần Ngọc Linh Chuyên gia Cục Phát triển đô thị, đại diện Bộ Xây dựng đã nêu lên những thực trạng về Thành phố thông minh tại Việt Nam, Đánh giá các ưu thế, hạn chế phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam dưới góc nhìn một nhà quản lý; phần chia sẻ kinh nghiệm phát triển Thành phố thông minh của Malaysia - Ông Ong Kian Yew Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghệ Quốc gia Malaysia (PIKOM); phần tham luận của GS. Jung Ho Shin đến từ Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc “Lịch sử phát triển 20 năm của Seoul - Thành phố Truyền thông số”; phần tham luận của Ông Non A Chuyên gia cao cấp về xúc tiến Thành phố thông minh, Cơ quan xúc tiến Kinh tế số Thái Lan chia sẻ “Kinh nghiệm phát triển Thành phố thông minh của Thái Lan”.

Hội thảo Thành phố thông minh - Kinh nghiệm và giải pháp từ ASOCIO là cơ hội để các tỉnh thành phố của Việt Nam cập nhật, chia sẻ thông tin, đưa ra các nhu cầu, học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh thành trong và ngoài nước. Ngoài ra đây cũng là cơ hội để các tỉnh thành của Việt Nam phát triển hợp tác quốc tế với các tỉnh, thành phố của các quốc gia và nền kinh tế trong khu vực.

Phiên Hội thảo thứ ba: Xây dựng quản lý vận hành thành phố thông minh dựa trên định hướng dữ liệu, Hội thảo nhằm định hướng, xúc tiến việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu một cách tổng thể áp dụng cho mô hình thành phố thông minh tại Việt Nam, bao gồm việc xây dựng chiến lược dữ liệu, xây dựng chính sách các tiêu chuẩn về chất lượng, giám sát tuân thủ các quy định liên quan đến dữ liệu, quản lý các vấn đề về dự án quản lý dữ liệu, cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng dữ liệu phục vụ cho mục tiêu xây dựng vận hành thành phố thông minh dựa trên định hướng dữ liệu Smart City Enabled by Data Driven.


Mở đầu Hội thảo là phần tham luận của Ông Lê Quốc Hữu Chủ tịch ủy ban quốc gia về chính phủ điện tử với nội dung: “Xây dựng, quản lý, vận hành đô thị thông minh dựa trên dữ liệu (Data Driven SmartCity)”. Theo Ông Hữu để xây dựng các đô thị thông minh bền vững dựa trên cơ sở dữ liệu cần phải đưa quan điểm “Data Driven” vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia của các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, trước hết là dữ liệu số quốc gia. Tập trung phát triển các nền tảng dữ liệu (IOT, Big Data, AI, Open Data Platform… và các nền tảng dùng chung, nền tảng mã nguồn mở.) Xây dựng và khai thác các ứng dụng dựa trên dữ liệu trên nhiều lĩnh vực. Phát triển hệ thống trung tâm giám sát điều hành thông minh, đa cấp, đa ngành.

Phần thứ hai của Hội thảo là phần chia sẻ thực tế triển khai đô thị thông minh định hướng dữ liệu tại thành phố Sầm Sơn, do Ông Bùi Quốc Đạt, Phó Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn chia sẻ. Dự án Xây dựng đô thị thông minh thành phố Sầm Sơn được triển khai xây dựng từ năm 2019 đảm bảo chức năng điều hành, giám sát tổng hợp các lĩnh vực: An ninh trật tự, an toàn giao thông, công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai; quảng bá, giới thiệu hình ảnh thành phố đến du khách; sẵn sàng cho việc mở rộng, nâng cấp tích hợp với đô thị thông minh trong tương lai nhằm tạo điều kiện cho tất cả người dân và doanh nghiệp được giám sát và tham gia vào quá trình xây dựng đô thị.

Về giải pháp tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống Trung tâm điều hành đô thị thông minh, Ông Bùi Quốc Đạt cho biết, thành phố Sầm Sơn sẽ tiếp tục đầu tư công nghệ, hạ tầng đô thị thông minh đi cùng hoặc đi trước xu thế công nghệ thông tin hiện nay. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ công nghệ thông tin, tiến tới phổ cập toàn dân về công nghệ thông tin, từ đó, nâng cao hiệu quả thực hiện thành phố thông minh. Nâng cao năng lực quản trị của chính quyền, người lãnh đạo phải nhận thức đúng vai trò của công nghệ thông tin, chuyển đổi số và truyền cảm hứng xây dựng đô thị thông minh cho cán bộ cấp dưới và từng người dân.

Phần cuối của Hội thảo là phần trình bày của Ông Đặng Đức Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm không gian mạng Viettel “Danh mục các giải pháp về công nghệ thông tin dựa trên dữ liệu” - quan điểm về xây dựng vận hành thành phố thông minh dựa trên định hướng dữ liệu Smart City Enabled by Data Driven dưới góc nhìn của một doanh nghiệp.

Hội thảo kết thúc với phần chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, thảo luận các giải pháp cho những thách thức xoay quanh vấn đề xây dựng, quản lý, vận hành thành phố thông minh dựa trên định hướng dữ liệu, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Chia sẻ kinh nghiệm triển khai của địa phương và đặt ra các giải pháp về sử dụng dữ liệu, vận hành dữ liệu đảm bảo hiệu quả, an toàn; ứng dụng công nghệ 4.0 để đưa ra mô hình ứng dựng phù hợp cho các thành phố thông minh.

ntqnhu
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xem nhiều

Tiêu điểm

Phát triển công nghiệp bán dẫn là cơ hội để Việt Nam tạo dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà
Tối ưu hóa nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
2024: Dự đoán 10 xu hướng khoa học
KH&CN năm 2024: Giải phóng các nguồn lực bằng những cơ chế mới
Những sự kiện khoa học đáng chú ý năm 2024
Tổng kết Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Thông cáo báo chí Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - Techfest Cantho 2023 với chủ đề “Hào khí Tây Đô”
Trao Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên toàn quốc năm 2023
Chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Chuyển đổi số muốn thành công cần có chiến lược và chuyển đổi tự thân trong tổ chức
Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm kinh tế số ảo của khu vực và thế giới
Khai mạc sự kiện triển lãm “Thành tựu khoa học và công nghệ Cần Thơ” trong chuỗi sự kiện “Thành phố Cần Thơ – 20 năm thành tựu và phát triển”
Cần Thơ - Trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long
Siêu thị số  
 
Chính thức mở hệ thống dự thi vòng sơ loại trực tuyến Hội thi Tin học trẻ TP.HCM năm 2024
Sáng 16/3/2024, tại Trường THPT Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc “Vòng sơ loại Hội thi Tin học trẻ TP.HCM lần thứ 33” và Hội thi Tin học trẻ huyện Củ Chi năm 2024.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->