Truyền thông [ Đăng ngày (14/12/2018) ]
Website dịch vụ công: đích ngắm mới của hacker
Group-IB, một công ty bảo mật quốc tế vừa cho hay, trong năm vừa qua, họ đã phát hiện ra hơn 40.000 nạn nhân của các cuộc tấn công lừa đảo trên các dịch vụ công trực tuyến (website của chính phủ) tại 30 quốc gia.

Tin tặc đang ngày càng tấn công mạng nhiều hơn vào các trang dịch vụ công của chính phủ các nước.

Các nhà nghiên cứu tại Group-IB - những người chuyên tập trung vào việc ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, đã phát hiện ra rằng: có hơn 40.000 nạn nhân của các cuộc tấn công lừa đảo để lấy cắp thông tin đăng nhập vào các tài khoản trực tuyến ở các dịch vụ công của các chính phủ trong năm qua. Cũng theo các nhà nghiên cứu này, các thông tin đăng nhập kia có thể đã được chúng bán trên các diễn đàn hacker ngầm, theo trang Bleeping Computer.

Cụ thể, trong số hơn 40.000 nạn nhân đó, có hơn một nửa đến từ Ý (tương ứng với khoảng 52%), tiếp theo là Ả Rập Saudi (với 22%) và Bồ Đào Nha (với 5%). Ngoài ra, nhiều người dùng cổng thông tin chính phủ ở các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng.

Đáng chú ý là, trong số các nạn nhân bị hack, có cả các nhân viên chính phủ và nhân viên quân đội có tài khoản trên các trang web chính phủ của các nước, như Pháp (gouv.fr), Thụy Sĩ (admin.ch), Hungary (gov.hu), Croatia (gov.hr), Ba Lan (gov.pl), Romania (gov.ro), và Bulgaria (government.bg).

Ngoài ra, thông tin đăng nhập vào các dịch vụ công đặc biệt, như Lực lượng Quốc phòng Israel (idf.il), Bộ Tài chính Georgia (mof.ge), Tổng cục Di trú Na Uy (udi.no), Bộ Ngoại giao Romania và Ý, hay  trang web của Bộ Quốc phòng Ý (difesa.it), cũng bị các hacker xâm phạm.

Theo Group-IB, các tin tặc đã lấy được thông tin đăng nhập/mật khẩu của các nạn nhân này thông qua các email độc hại, được chúng gửi qua các "phần mềm gián điệp” nổi tiếng như Pony Formgrabber, Qbot (Qakbot),... và người dùng đã mắc bẫy.

Thủ đoạn chủ yếu của hacker là ngụy trang phần mềm độc hại dưới dạng tập tin đính kèm vào email gửi cho các nạn nhân. Khi nạn nhân mở tập tin đính kèm, phần mềm độc hại sẽ được chạy và bắt đầu tìm kiếm nhiều thông tin nhạy cảm trên hệ thống.

Trong một báo cáo của Group-IB, đã được chia sẻ với BleepingComputer, hãng bảo mật này nói rằng, dữ liệu đăng nhập trên các trang web của chính phủ ít phổ biến hơn so với các dữ liệu có trên các diễn đàn tin tặc ngầm, vì thế chúng không có giá trị tài chính ngay lập tức.

Tuy nhiên, đối với những kẻ tấn công chuyên nghiệp, những thông tin đăng nhập này vẫn là "một tài sản có giá trị", có thể cho phép chúng tiếp cận vào những thông tin khác sau khi được phân loại. Không chỉ vậy, nó (các thông tin bị hack) cũng có thể cho phép chúng xâm nhập vào các trang web của chính phủ cho các mục đích gián điệp.

"Ngay cả một tài khoản của nhân viên chính phủ bị xâm phạm cũng có thể dẫn đến việc đánh cắp bí mật thương mại hoặc nhà nước", các nhà nghiên cứu nói.

Ngay sau khi có thông tin, các nhóm ứng phó khẩn cấp máy tính (CERT) của các quốc gia bị ảnh hưởng như đã nói ở trên đã được thông báo về mối đe dọa này, để họ có những hành động kịp thời, nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của quốc gia. 

Thanh Trà
Theo www.pcworld.com.vn (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xem nhiều

Tiêu điểm

Phát triển công nghiệp bán dẫn là cơ hội để Việt Nam tạo dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà
Tối ưu hóa nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
2024: Dự đoán 10 xu hướng khoa học
KH&CN năm 2024: Giải phóng các nguồn lực bằng những cơ chế mới
Những sự kiện khoa học đáng chú ý năm 2024
Tổng kết Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Thông cáo báo chí Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - TECHFEST CANTHO 2023
Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ năm 2023 - Techfest Cantho 2023 với chủ đề “Hào khí Tây Đô”
Trao Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên toàn quốc năm 2023
Chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Chuyển đổi số muốn thành công cần có chiến lược và chuyển đổi tự thân trong tổ chức
Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm kinh tế số ảo của khu vực và thế giới
Khai mạc sự kiện triển lãm “Thành tựu khoa học và công nghệ Cần Thơ” trong chuỗi sự kiện “Thành phố Cần Thơ – 20 năm thành tựu và phát triển”
Cần Thơ - Trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long
Siêu thị số  
 
Chính thức mở hệ thống dự thi vòng sơ loại trực tuyến Hội thi Tin học trẻ TP.HCM năm 2024
Sáng 16/3/2024, tại Trường THPT Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc “Vòng sơ loại Hội thi Tin học trẻ TP.HCM lần thứ 33” và Hội thi Tin học trẻ huyện Củ Chi năm 2024.


 
Công nghệ 4.0  
 
Chạy đua phát triển sản phẩm bảo vệ sức khỏe
Vài năm gần đây, người dân ngày càng quan tâm các vấn đề sức khỏe cá nhân nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đáp ứng nhu cầu mới


 
Tin học  
 
Chính thức mở hệ thống dự thi vòng sơ loại trực tuyến Hội thi Tin học trẻ TP.HCM năm 2024
Sáng 16/3/2024, tại Trường THPT Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc “Vòng sơ loại Hội thi Tin học trẻ TP.HCM lần thứ 33” và Hội thi Tin học trẻ huyện Củ Chi năm 2024.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->